Là một nhà quản lý ngoài việc đảm đang trách nhiệm chính cho công việc chung thì việc quan tâm, lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi họ cảm thấy áp lực công việc là điều mà các nhà quản lý cần phải làm nếu muốn trở thành một người lãnh đạo tuyệt với nhất trong lòng nhân viên.
Áp lực vô hình nơi công sở như là một phần không thể không có trong mỗi cảm nhận của mỗi nhân viên văn phòng. Việc tình trạng áp lực kéo dài càng khiến nhân viên rơi vào cảm giác tiêu cực, mất cân bằng và có cảm giác chán nản và tệ hơn họ sẽ muốn nghỉ việc, Vậy là một người quản lý bạn cần giải quyết vấn đề này như thế nào để nhân viên mình luôn nể phục ? Cùng | Working.vn đón xem tiếp nội dung dưới đây nhé !
1. Khi nhân viên cảm thấy áp lực với thái độ hành thù nhau của đồng nghiệp
Công việc không nhàm chán nhưng chính cơ chế, con người khiến các nhân viên công sở mệt mỏi. Thay vì làm việc trên tinh thần tương trợ lẫn nhau, một số đồng nghiệp, phòng ban lại hạnh họe, bắt chẹt nhau và đấu đá lẫn nhau. Điều này khiến công việc bị đình trệ. Tiêu cực hơn, nó còn tạo ra bầu không khí căng thẳng và làn sóng chiến tranh ngầm trong môi trường làm việc chốn công sở đây chính là một áp lực vô hình khiến nhân viên văn phòng thường hay chán nản.
Để nhân viên không chán nản với áp lực vô hình này nhà quản lý nên làm gì ?
Khi phát hiện trong tập thể mình xảy ra vấn đề nhân viên đấu đá hành thù nhau là một nhà quản lý bạn cần giải quyết kịp thời bằng cách trò chuyện và trao đổi để tháo gỡ các khúc mắc , hãy cho nhân viên của mình cảm giác an toàn khi trò chuyện một cách cởi mở và chân thành. Đôi khi, sự biểu hiện bằng cử chỉ, nét mặt cũng có thể mang đến trạng thái đối lập, hoặc khiến họ hào hứng hoặc làm cho họ e dè tránh né tiếp xúc với bạn. phân tích cho nhân viên hiểu là một tập thể lớn mạnh cần có sự đồng tâm đồng lòng, và hỗ trợ tương thông lẫn nhau. Việc kịp thời tháo gỡ những khúc mắc của nhân viên sẽ khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp tại doanh nghiệp luôn đảm bảo hài hòa.
Một khi bạn phát hiện và giải quyết kịp thời, áp lực vô hình của nhân viên sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng và đơn giản để luôn đảm bảo sự hài hòa trong mối quan hệ đồng nghiệp giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với quản lý.
Tất cả những điều này có thể tránh khỏi, nếu ngay từ ban đầu lãnh đạo lưu ý đến việc xây dựng một môi trường văn hóa của công ty, nơi các nhân viên không được phân chia thành đẳng cấp, cũng như không chấp nhận những lời nói xấu. Ở những công ty có phong cách làm việc tập thể với mối quan hệ đồng nghiệp cởi mở và thân thiện, các nhân viên mới được quan tâm đúng mức, xác suất phát sinh tình trạng này đã giảm xuống đáng kể.
2. Khi nhân viên thấy áp lực bởi ý tưởng luôn bị lãng quên
Nhân viên của bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi ý tưởng của họ mãi cứ bị lãng quên hoặc chẳng có giá trị để được chú ý. Mỗi lần nhân viên đề xuất ý tưởng cho công việc có thể là ý tượng đó không thể thuyết phục được bạn nên thì bị bạn gạt đi và thậm chí còn bị xem là “tào lao”.
Điều này lâu dần sẽ khiến nhân viên của bạn không còn thiết tha với việc đưa ra bất kì ý tưởng hay đề xuất nào nữa, sự sáng tạo của nhân viên lâu ngày sẽ bị “đóng băng” hoàn toàn.Vậy là một nhà quản lý bạn nên làm gì khi nhân viên phải áp lực vô hình này ?
Là một nhà quản lý cách bạn thể hiện sự quan tâm đến các nhân viên tài năng của mình liệu đã đi đúng hướng ? Nhân viên có thể cảm thấy gò bó hoặc bị lãng quên nếu người lãnh đạo có cách quan tâm không phù hợp. Chính vì thế dù là ý tưởng không phù hợp trước nên bạn cũng nên lắng nghe, và có những phản hồi rõ rãng, hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt, Hãy truyền đạt về những gì cần thay đổi, người đó nên điều chỉnh cách tiếp cận công việc như thế nào và hạn định thời gian mà công ty đưa ra để họ xoay chuyển tình thế và cải thiện hiệu suất. Đôi khi, tất cả những điều họ cần chỉ là sự thúc đẩy đúng hướng thì sẽ thúc đẩy sự nhiệt huyết trong công việc của nhân viên.
3. Khi nhân viên thấy áp lực vì chẳng có được sự đánh giá, khích lệ nào từ quản lý
Dù họ là những nhân viên đã cố gắng nỗ lực hết sức để có thể đáp ứng được những yêu cầu mà cấp trên đưa ra, nhưng nhân viên lại chẳng nhận được bất kỳ một lời khen, chê hay công nhận năng lực từ quản lý. Từ đó sẽ khiến nhân viên họ cảm thấy không còn nhiệt huyết để phấn đấu nữa mà thay vào đó sẽ là cảm giác ức chế, khó chịu và muốn tìm lối thoát cho mình.
Vậy là một nhà quản lý bạn cần khắc phục áp lực vô hình này như thế nào ?
Chả ai muốn những cố gắng, và nổ lực trong công việc của mình bị bỏ qua. Chính vì thế khi nhân viên có những đóng góp, ý kiến tích cực cho công việc, người quản lý hãy cổ vũ họ tiếp tục phát huy. Khi cảm thấy được động viên khích lệ, nhân viên sẽ chủ động hơn trong việc đề xuất ý kiến và tạo ra môi trường tương tác tích cực trong nội bộ team.
Hãy nói chuyện với nhân viên về những gì họ đã làm tốt và những gì đồng nghiệp của họ và bạn đánh giá cao hiệu suất. Ngay cả trong cuộc trò chuyện về khía cạnh hiệu suất làm việc của họ chưa được tốt, một phản ánh, một sự động viên khích lệ là sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn những lời chê bai, chỉ trích và phớt lờ đi.
Đừng quên nói lời cảm ơn với nhân viên vì những kết quả tốt và nỗ lực của họ trong quá trình làm việc. Có rất nhiều cách để bạn bày tỏ lời cảm ơn với nhân viên, thông qua email, kênh làm việc nội bộ, trong các cuộc họp nhóm, điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy mình được công nhận, tạo tinh thần phấn khởi sẵn sàng đối mặt với những nhiệm vụ tiếp theo của công việc
4. Khi nhân viên thấy áp lực vì công việc quá tải
Đối với nhân viên văn phòng sẽ có những lúc được sếp giao quá nhiều việc mà thời gian để hoàn thành lại ngắn, phải gồng người lên làm việc để hoàn thành chúng bất kể ngày đêm, chính áp lực về thời gian đã làm xuất hiện cảm giác lo sợ, hồi hộp và bất an, lâu dần làm kiệt quệ tinh thần và sức lực của nhân viên khiến họ cảm thấy rất áp lực và có nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Vậy trong tình huống này nhà quản lý cần giải quyết như thế nào ?
Khi phát hiện nhân viên mình bị áp lực khi làm việc quá tải nhà quản lý cần linh hoạt trong phân công nhiệm vụ cho nhân viên. Linh hoạt trong phân công nhiệm vụ cho nhân viên là cách nhà quản lý giúp cho nhân viên của mình giải quyết tình trạng “quá tải” trong khi làm việc. Nếu như nhà quản lý thấy được rằng một phần nhiệm vụ của nhân viên có thể giao cho ai đó khác đảm nhiệm được thì nên có sự điều chỉnh phân công để ai cũng có thể hoàn thành với kết quả tốt nhất, đồng thời giảm bớt căng thẳng, áp lực đáng kể. Mỗi nhân viên đều có thế mạnh khác nhau, chính vì thế mà nếu biết cách tận dụng thế mạnh nhân viên đúng cách thì nhà quản lý sẽ xây dựng nên một môi trường làm lý tưởng với sự hài lòng của nhân viên.
Ngoài ra tạo cơ hội cho nhân viên được nghỉ ngơi sau khi đi công tác dài ngày hoặc sau một khoảng thời gian tập trung hoàn thành dự án sẽ giúp cho nhân viên của bạn được giải tỏa căng thẳng, sốc lại tinh thần cho những nhiệm vụ công việc tiếp theo. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn nhân viên bị áp lực công việc, trở nên kiệt sức và giảm thiểu năng suất làm việc theo thời gian đúng không nào ?
Với những chia sẻ trên đây mong rằng sẽ là những thông tin kiến thức thật hữu ích đối các bạn. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn qua các bài viết tiếp theo nhé !
Hoàng Quyên