Trong buổi phỏng vấn đối mặt với những câu hỏi khó nhằn không trả lời được là điều khiến ứng viên rất căng thẳng, Chính vì vậy ngoài việc chuẩn bị thật tốt về chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng thì việc chuẩn bị tinh thần thật tốt trước những câu hỏi khó trong vòng phỏng vấn là một việc rất quan trọng đối với mỗi ứng viên.
Cho dù bạn chuẩn bị và luyện tập rất chu toàn, nhưng trong buổi phỏng vấn sẽ luôn có khả năng bạn gặp phải một câu hỏi khó khiến bạn cảm thấy bối rối, khó trả lời khiến bạn rất lo sợ và mất bình tĩnh. Vậy làm sao để bạn có thể vượt qua tình huống này ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng | Working.vn để học cách xử lý tốt nhất nhé !
1. Tại sao các câu hỏi phỏng vấn khó lại quan trọng ?
Hầu hết các câu hỏi khó đỡ của nhà tuyển dụng đều có mục đích: Chúng cho người phỏng vấn cảm nhận sâu sắc hơn về bạn là ai và liệu bạn có phù hợp với công ty hay không ?
Cố gắng cung cấp các góc nhìn và ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm làm việc trước đây thông qua câu trả lời của bạn, đặc biệt là tập trung vào cách những kinh nghiệm này đã hình thành bạn như một nhân viên như thế nào ?
2. Những mẹo giúp ứng viên xử lý khi không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn
2.1 Hãy luôn bình tĩnh
Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất đối với ứng viên chính là giữ bình tĩnh. Nếu bạn hoảng sợ điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy điểm yếu của bạn, khiến bạn dễ dàng vụt mất cơ hội, Chính vì thế một khi đã rơi vào trạng thái căng thẳng, bạn sẽ không thể suy nghĩ thấu đáo và có thể phát ngôn và trả lời những điều không hay. Hãy hít thở thật sâu, và tự nhủ rằng chuyện này cũng bình thường thôi mà ! Mặc dù bạn không thể thay đổi tình huống oái ăm này, nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó và tìm được cách trả lời phỏng vấn nếu… bạn bình tĩnh !
2.2 Kéo dài một chút thời gian
Khi gặp một câu hỏi phỏng vấn khó mà bạn không thể trả lời ngay lập tức, đừng chỉ cố gắng đưa ra một câu trả lời hoàn toàn vô nghĩa. Thay vào đó, hãy cho thấy rằng bạn đã hiểu vấn đề và đang nghĩ về nó. Bạn cũng có thể kéo dài thêm thời gian để trả lời bằng cách yêu cầu người phỏng vấn diễn đạt lại hoặc làm rõ câu hỏi. Vào thời điểm họ trả lời, có thể bạn sẽ nghĩ ra đáp án.
Những cách tiếp cận này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để thực sự xem xét suy nghĩ của mình và đưa ra câu trả lời chắc chắn, thay vì chỉ nói ra bất cứ điều gì linh tinh nảy ra trong đầu.
2.3 Xem xét động cơ đằng sau câu hỏi
Khi đối mặt với một câu hỏi phỏng vấn xin việc khó, hãy xem xét động lực thực sự đằng sau câu hỏi là gì ? Nếu bạn nhận được một yêu cầu lạ như “Nếu ví mình là một người đang muốn xin việc làm, bạn nghĩ mình sẽ ứng tuyển vào công việc gì ?”. Lý do đằng sau câu hỏi có thể không liên quan gì đến việc nhà tuyển dụng muốn biết bạn muốn ứng tuyển công việc gì ? bởi họ đã biết rõ câu trả lời của ban.
Thay vào đó, những gì họ muốn biết là tính cách của bạn ra sao. Họ có thể đánh giá bạn là người nhanh nhanh, hay chậm chạp, có thể ứng biến tình huống cho nên những câu trả lời của bạn sẽ tiết lộ những vấn đề còn tiềm ẩn về con người của bạn.
2.4 Đừng nói “không biết” ngay lập tức và đừng bịa câu trả lời
Ứng viên không nên vội nói ngay với nhà tuyển dụng rằng bạn không biết câu trả lời khi chưa cố gắng hết sức. Và hơn hết, đừng bịa câu trả lời, vì bạn không thể qua khỏi mắt của nhà tuyển dụng đâu !
2.5 Cách trả lời phỏng vấn là đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Bạn không thể trả lời được bất kỳ điều gì nếu vẫn còn mơ hồ về câu hỏi. Vì thế, đừng ngại hỏi lại nhà tuyển dụng để hiểu rõ về vấn đề họ đang đặt ra. Và hãy đào sâu câu hỏi hơn nữa để có thêm những dữ liệu khác, nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ra câu trả lời.
2.6 Cho nhà tuyển dụng biết những gì bạn biết
Trong trường hợp bạn có được một số kiến thức về vấn đề được hỏi, hãy trả lời nhà tuyển dụng tất cả những điều bạn biết. Trình bày mọi thứ một cách rõ ràng có thể giúp bạn xâu chuỗi dữ liệu để tìm được đáp án tốt hơn.
2.7 Trung thực
Khi được hỏi những câu hỏi khó, bạn có thể bị thôi thúc đưa ra câu trả lời mà nhà tuyển dụng muốn nghe để tăng cơ hội được tuyển. Tuy nhiên, nói dối trong một cuộc phỏng vấn xin việc có thể là một trong những điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn một câu hỏi về công việc bạn đang ứng tuyển, hãy thành thật nếu bạn không biết câu trả lời. Nếu bạn cố gắng “bịa” ra điều gì đó, rất có thể họ sẽ biết và bạn sẽ bị đánh giá là thiếu trung thực.
Khi trả lời rằng mình không biết câu trả lời cho một câu hỏi phỏng vấn xin việc, hãy kèm theo câu “nhưng tôi sẵn sàng học hỏi”. Thể hiện rằng bạn là một người trung thực, có thiện chí sẽ giúp tăng cơ hội được tuyển dụng hơn là “bịa” ra câu trả lời.
2.8 Chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề mà bạn tự tin
Nếu được hỏi một câu hỏi hóc búa mà bạn không có câu trả lời, bạn có thể chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một kỹ năng hoặc chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái hơn. Chẳng hạn, nếu bạn được hỏi về trải nghiệm của mình với một kỹ năng cụ thể mà bạn chưa có, bạn có thể thử chuyển hướng câu hỏi sang một kỹ năng liên quan khác mà bạn có kinh nghiệm.
2.9 Trả lời câu hỏi khi gửi thư cảm ơn
Khi phải đối mặt với một câu hỏi mà dường như bạn không thể tìm ra câu trả lời, sẽ không có hại gì khi trả lời câu hỏi phỏng vấn đó sau này - khi bạn liên hệ với nhà tuyển dụng qua thư cảm ơn sau phỏng vấn. Cho họ thấy rằng bạn kiên trì và tháo vát sẽ giúp bạn nổi bật hơn là việc bạn có thể trả lời một câu hỏi phỏng vấn khó ngay tức thì.
Đừng vội lo lắng hay tỏ ra quá mất tự tin khi đối diện với các câu hỏi phỏng vấn hay và khó từ nhà tuyển dụng, Chúng tôi hi vọng rằng với những gợi ý trên có thể giúp các ứng viên của chúng ta sẽ giữ được bình tĩnh, tự tin và chinh phục hoàn toàn nhà tuyển dụng bằng lối đối đáp thông minh, khéo léo. Chúc các bạn thành công !
Nguyễn Vy