Là một nhân viên kế toán mới vào nghề muốn đảm đang tốt vị trí công việc đòi hỏi bạn cần hiểu và nắm bắt được các qui trình kế toán trong doanh nghiệp khi đó bạn mới có thể bắt kịp nhanh với mọi nghiệp vụ trong công việc.
Đối với công việc kế toán việc nắm rõ được các quy trình kế toán giúp kế toán tính được chính xác những sai phạm phát sinh ở bước nào, quy trách nhiệm cho ai và cẩn sửa đổi làm sao cho phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định sự thành công của bạn khi làm kế toán trong doanh nghiệp. Để có thể giúp những người mới vào nghề bắt nhịp nhanh với công việc dưới đây | Working.vn chia sẻ tới các bạn 9 quy trình kế toán hoàn chỉnh nhất nhé !
1. Khái niệm quy trình kế toán
Quy trình kế toán là tổng hợp các bước và công việc của kế toán liền kề. Được áp dụng theo trật tự nhất định, có mối liên hệ giữa các phòng ban, tổ chức. Và được quy đổi theo mức độ quan trọng, quyền hạn và trách nhiệm nhất định.
2. Ý nghĩa quy trình kế toán đem lại là gì ?
Trước khi tìm hiểu về các bước và tuần tự thực hiện của một quy trình kế toán thì bạn cũng sẽ cần tìm hiểu về ý nghĩa được thể hiện. Thông qua đó nắm bắt được mục đích cần hướng đến là gì và điều kiện chuẩn bị giúp ích cho việc hoàn tất thủ tục ra sao ?
- Quy trình kế toán sẽ giúp cho các nhà quản lý có một cái nhìn toàn diện hơn về quy trình hoạt động của từng nhân viên. Thông qua đó mà quyết định chính xác nhất cho việc tái cơ cấu bộ phận, các hoạt động kế toán với hiệu quả cao nhất.
- Quy trình kế toán luôn áp dụng về những quy định chặt chẽ nhất hỗ trợ cho việc quản lý thu chi tài chính (tiền và tài sản). Tạo sự hiệu quả, tránh trường hợp về thất thoát cũng như là việc gây lãng phí khi sử dụng.
3. Các bước quy trình kế toán trong doanh nghiệp
Trong tất cả công ty, đơn vị thì các bước làm kế toán tại doanh nghiệp đều được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh
Các công việc, quan hệ mua bán kinh tế, công việc phát sinh hàng ngày tại đơn vị, công ty sẽ được nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại. Từ các phòng ban khác nhau trước khi tiến hành lập chứng từ gốc.
VD: Chi tiền ứng mua văn phòng phẩm trong tháng 6, tiền bảo hiểm cho nhân viên, tiền lương nhân viên trong tháng …
Bước 2: Lập chứng từ gốc trên căn cứ đã tổng hợp được
Chứng từ gốc được coi là bằng chứng đồng thời là căn cứ pháp lý để nhân viên kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch. Vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Được kế toán viên lập ra khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Bước 3: Xử lý kiểm tra chứng từ gốc
Chứng từ gốc được lập ra sẽ được chuyển vào phòng kế toán. Để thuận tiện cho kế toán sẽ tổng hợp kiểm tra tính chính xác và chân thực của các bảng chứng từ. Trước khi trình lên kế toán trưởng xét duyệt. Và để phát hiện những sai phạm đầu tiên hạn chế sai sót theo dây truyền sau này.
Bước 4: Tiến hành ghi sổ sách kế toán
Sau khi chứng từ gốc được lập hoàn chỉnh. Dựa vào căn cứ chứng từ gốc, nhân viên kế toán sẽ bắt đầu nhập liệu chứng từ, làm sổ sách kế toán,… Bao gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết,…
Bước 5: Sắp xếp chứng từ kế toán
Sau khi chứng từ kế toán được lập ra sẽ tiến được sắp xếp theo thứ tự. Theo thứ tự từ trước đến sau. Chứng từ do kế toán lập tới chứng từ do các phòng ban khác lập.
Bước 6: Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển
Bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối tháng là nghiệp vụ mà nhân viên kế toán phải làm. Mục đích để tổng hợp dữ liệu trong một tháng, bên cánh với các bút toán tổng kết hàng ngày. Mục đích, xác định số dư của tài sản và nguồn vốn và lãi lỗ trong kỳ.
Bước 7: Khóa sổ, xác định số dư
Sau khi hoàn thiện bút toán cuối kỳ. Chứng từ đã được kiểm tra, tổng hợp lại cụ thể thông tin trên sổ cái sẽ được khóa, không thể sửa đổi. Đây được coi là căn cứ chính xác để lập cáo tài chính cuối cùng.
Bước 8: Lập bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh được lập dựa trên sổ cái và sổ chi tiết. Chúng được lập tại bước 7. Bảng cân đối số phát sinh được lập để kế toán đánh giá được tổng quan về toàn bộ sổ cái phát sinh. Bao gồm những loại sổ cái nào và đã đúng hay chưa.
Nếu đã hoàn thiện và không cần sửa đổi nhân viên kế toán sẽ thực hiện bút toán mở sổ cái, sổ chi tiết. Kết hợp với bảng cân đối số phát sinh tiến hành thực hiện báo cáo tài chính.
Bước 9: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
Đối với các quy trình kế toán thì bút toán lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế là quan trọng nhất. Vì nó phức tạp cần nhiều nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cân đối… Không phải bất cứ kế toán nào cũng thực hiện được tốt. Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính.
Cần phải lập theo 4 biểu mẫu chính là: “Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính”.
Trên đây là 9 bước quy trình kế toán hoàn chỉnh nhất trong doanh nghiệp. Hi vọng sẽ giúp các nhân viên kế toán mới vào nghề có thêm sự tự tin cho công việc mơ ước của mình. Nếu các bạn luôn theo đuổi ngành nghề kế toán và luôn muốn theo đuổi những công việc đúng với các ngành nghề mình học thì hãy đến với trang. Tuyển dụng working.vn chúng tôi chắc chắn bạn sẽ tìm cho mình những công việc phù hợp với năng lực của mình. Chúc các bạn sẽ luôn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Hoàng Quyên