Banner TOP 1

8 lỗi thường gặp nhất khiến bạn bị loại khi phỏng vấn xin việc

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Phần lớn các ứng viên trước khi đi phỏng vấn xin việc họ đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng vì thế họ trả lời các câu phỏng vấn một cách rất lưu loát, vượt qua vòng phỏng vấn trong ý nghĩ mình đã hoàn thành tốt và tin rằng mình sẽ được nhận vào làm việc nhưng trái với suy nghĩ của bạn thì bạn lại nhận được câu trả lời từ những nhà tuyển dụng rằng “ Bạn rất tốt nhưng chúng tôi rất tiếc khi không thể nhận bạn”.

8 lỗi thường gặp nhất khiến bạn bị loại khi phỏng vấn xin việc

8 lỗi thường gặp nhất khiến bạn bị loại khi phỏng vấn xin việc

Bạn thắc mắc không thể tìm ra lý do vì sao mình lại bị loại ? Nếu vậy thì hãy xem thử bạn có mắc phải những sai lầm mà Working.vn chia sẻ dưới đây không nhé !

1. Không nắm rõ thông tin tuyển dụng

Khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, bạn nên tránh hỏi những câu đại loại như: "Quý công ty tuyển bao nhiêu nhân viên ?" hay "Quý công ty có tuyển nữ không ?". Nếu nhà tuyển dụng nghe hỏi như vậy sẽ không hài lòng về khả năng nắm bắt thông tin của bạn. Khi đăng ký tuyển dụng, các công ty đều yêu cầu rõ về trình độ, giới tính, số lượng ứng viên mà họ sẽ tuyển. Nếu bạn không biết về thông tin này thì cũng đừng nên hỏi những câu "ngô nghê" như vậy. Điều quan trọng là bạn có đủ năng lực và tự tin để vượt qua những vòng phỏng vấn hay không ?

2. Quên vị trí mình đang ứng tuyển

Có nhiều thứ khiến bạn bối rối có thể xảy ra trong lúc phỏng vấn, nhưng việc quên vị trí mình đang ứng tuyển vào được xếp vào mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Bạn có thể ứng tuyển nhiều công việc trước đó, nhưng hãy chắc rằng bạn biết được vị trí mình đang phỏng vấn là gì. 

3. Không chuẩn bị hồ sơ

 

H33-minỨng viên không chuẩn bị hồ sơ

 

Đa phần hiện nay các bạn gửi hồ sơ ứng tuyển trực tuyến rồi nhận được thông báo mời phỏng vấn qua điện thoại hoặc email. Nhưng đừng vì thế mà quên mất việc in ra và chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ khi đi phỏng vấn. Quên chuẩn bị hồ sơ là một lý do khiến bạn bị rớt phỏng vấn. Bạn đâu biết chắc người phỏng vấn là người đã xem hồ sơ mà bạn gửi và làm sao nhớ hết thông tin của bạn khi mỗi ngày phải đọc hàng trăm hồ sơ ứng tuyển. Nếu bạn “tay không đánh giặc”, nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng về một ứng viên không có sự đầu tư, chuẩn bị, thiếu tôn trọng họ và không nghiêm túc về buổi phỏng vấn này.

4. Không tắt điện thoại

Việc để chuông điện thoại trong lúc phỏng vấn không được tán thành. Ngay cả bạn chuyển sang chế độ rung, nó cũng có thể làm phiền, gây bối rối nếu căn phòng khá yên tĩnh.

5. Tỏ thái độ kiêu căng

Nhà tuyển dụng có thể sẽ rất muốn thuê bạn nhưng không có nghĩa bạn là một siêu sao và công ty sẽ phá sản nếu không có bạn. Bạn được phỏng vấn không có nghĩa là bạn sẽ nhận được công việc đó, vậy nên hãy khiêm nhường một chút.

6. Hỏi vượt qúa phạm vi cho phép

 

H37-minỨng viên hỏi vượt qúa phạm vi cho phép


Khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi bạn: "Bạn có gì thắc mắc thêm về công ty chúng tôi nữa không ?". Lúc đó bạn lại hỏi: "Xin cho tôi hỏi quy mô của công ty ra sao ? Ban hội đồng quản trị có bao nhiêu thành viên ? 5 năm nữa, kế hoạch hoạt động của công ty như thế nào ? hay quý công ty có chi nhánh ở nước ngoài hay không ?". Những câu hỏi như vậy đã vượt qúa phạm vi của một ứng viên. Nếu bạn nêu những câu hỏi kiểu này, nhà tuyển dụng cho rằng: Không hiểu bạn đến phỏng vấn hay điều tra về công ty của họ ? Nên tránh những câu hỏi không liên quan đến công việc của mình.

7. Hỏi về đãi ngộ

Đương nhiên khi tham gia một buổi phỏng vấn, các bạn cũng phải để ý đến sự đãi ngộ của công ty khi trở thành nhân viên của họ. Tuy nhiên, hãy tránh việc vừa mới bước vào phỏng vấn bạn đã hỏi ngay những câu như "Quý công ty có chế độ đãi ngộ nhân viên như thế nào ?" hay "Quý công ty có trả cho tôi phí điện thoại và phí đi lại không ?" hoặc "Nhân viên có được ăn trưa miễn phí không ?" , vv.. Hỏi như vậy, bạn sẽ gây nên sự phản cảm cho phía người đối diện. Nhà tuyển dụng có thể nhận xét ngay rằng bạn chưa làm được gì đã đòi ưu đãi". Một khi đã gây ấn tượng không tốt thì nguy cơ trượt là điều rất dễ xảy ra. Việc đãi ngộ nhân viên thường được nhà tuyển dụng đề cập kết hợp với tiền lương của nhân viên. Bạn có thể trực tiếp hỏi về những đãi ngộ mà mình có thể nhận được vì đó là quyền lợi của bạn, nhưng cũng phải chọn thời điểm để hỏi và hỏi với một thái độ hoà nhã chứ không thể vội vàng, hấp tấp được.

8. Quên nói lời cảm ơn

Đó có thể là lời cảm ơn trực tiếp hoặc gửi email cho họ vào ngày hôm sau. Việc quên cảm ơn sẽ khiến bạn dễ dàng mất điểm vì họ sẽ cho bạn là thiếu kỹ năng giao tiếp. Một bức thư cảm ơn và tóm tắt lại một chút về buổi phỏng vấn sẽ giúp gợi nhớ về bạn trong tâm trí nhà tuyển dụng.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giải đáp thắc mắc câu hỏi “Vì sao đã chuẩn bị rất kỹ mà vẫn trượt phỏng vấn”cho các bạn có thể hiểu rõ để điều chỉnh kịp thời những lỗi không đáng có trong buổi phỏng vấn. Đừng buồn và thất vọng khi bị loại khỏi cơ hội bởi phỏng vấn xin việc càng nhiều thì bạn lại càng có thêm kinh nghiệm cho các lần phỏng vấn tiếp theo. Hãy luôn kiên trì, tự tin lên, Trau truốt hồ sơ và chuẩn bị thật tốt thì chúng tôi tin rằng các bạn sẽ nhanh chóng khẳng định được giá trị của bản thân và thành công trong mọi vòng phỏng vấn.

Thế Việt

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 1.173655 s