Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM kế toán là một trong những ngành nghề có nhu cầu tìm kiếm việc làm khá cao, tuy nhiên để tìm được một công việc ổn định lương cao đòi hỏi ứng viên kế toán phải có chuyên môn cùng kỹ năng nghiệp vụ mới có thể dễ dàng ứng tuyển thành công.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể thành công trong quá trình phỏng vấn việc làm kế toán lương cao và làm thế nào để bạn có thể vượt qua các ứng viên khác. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên và mách bạn một số kỹ năng nho nhỏ để bạn xin được việc kế toán dễ dàng hơn nhé !
Thứ nhất - Bạn phải hiểu công việc của một nhân viên kế toán là gì ?
Thông thường, kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Kế toán viên là người có khả năng phân tích, đánh giá, lập kế hoạch tài chính cho công ty; thực hiện rà soát kiểm tra toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của từng nghiệp vụ khi đưa vào sổ kế toán. Các công việc lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ sách đòi hỏi phải thật sự chính xác và cẩn trọng.
Thứ hai – Nghề tài toán có giúp gì cho bạn hay không ?
Bản thân là một nhân viên trong nghề, bạn phải hiểu rõ những lợi ích của nó mang đến trong cuộc sống của bạn. Ngoài việc mang đến cho bạn nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống, công việc này còn giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn. Không chỉ mang lại lợi ích cho chính bạn, mà bạn còn có thể ứng dụng những hiểu biết của mình để phân tích, tính toán sao cho có thể tiết giảm được chi phí hoạt động của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Thứ ba – Điều gì là quan trọng đối với một nhân viên kế toán.
Bất kể ngành nghề nào trong xã hội cũng điều đòi hỏi ứng viên có tố chất phù hợp với nghề mà mình đã lựa chọn. Bạn có thật sự là một người cẩn trọng, chính xác, chặt chẽ hay không. Công việc của bạn phải tiếp xúc với rất nhiều những con số, chỉ cần bạn không cẩn thận một con số thôi cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến toàn hệ thống.
Thứ tư – Bạn có biết sử dụng phần mềm kế toán nào hay không ?
Nếu chỉ đơn thuần là một tấm bằng chuyên ngành trong tay thì vẫn chưa đủ, cái mà doanh nghiệp yêu cầu đó là những kỹ năng cọ xát với thực tế của bạn. Thành thạo vi tính văn phòng, hiểu biết về những phần mềm kế toán excel, phần mềm misa, fast, bravo,… sẽ thật sự là một lợi thế cho bạn.
Thứ năm – Chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng
Khi đã dự trù hết những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi mình, thì điều quan trọng tiếp theo mà bạn cần:
Bạn cần chuẩn bị cẩn thận những số liệu và thông tin chứng minh được năng lực và giá trị của bạn. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh và suy nghĩ sự phù hợp giữa những kỹ năng mà bạn có với công việc bạn muốn làm. Bên cạnh đó, ấn tượng đầu tiên đối với người phỏng vấn đó chính là trang phục. Nghề kế toán – tài chính là một công việc đòi hỏi một sự chính xác cao. Vì vậy, bạn cần thể hiện tác phong chuyên nghiệp, chỉnh tề; những bộ cánh của các doanh nhân rất phù hợp cho vị trí này.
Thứ sáu – Hãy là chính mình
Khi nhận được lời mời tham gia phỏng vấn, cách tốt nhất là bạn cần phải đúng giờ. Hãy cho doanh nghiệp thấy rõ được sự nhiệt tình và tác phong chuyên nghiệp của bạn. Bạn có thể đến trước 15 phút, bình tĩnh và tập trung để chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn.
Trong quá trình tiếp xúc với nhà tuyển dụng, bạn cần cho họ thấy được sự tự tin, thân thiện, trung thực trong cách trả lời phỏng vấn với họ. Nhìn thẳng vào mắt họ, một nụ cười thân thiện sẽ làm dịu đi không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn và rất có khả năng bạn sẽ là người được đánh giá cao.
Thứ bảy – Hãy nhớ rằng đây là cơ hội hai chiều
Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng khi họ chọn bạn thì quyết định đó hoàn toàn sáng suốt. Bạn có thể sẽ giúp ích cho họ rất nhiều. Cách khôn ngoan nhất là không đề cập quá nhiều về lương bổng. Vấn đề quan trọng nhất là cơ hội để khẳng định mình tốt hơn, có thể giúp cho nhà tuyển dụng cắt giảm chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại lợi nhuận cao hơn. Các vấn đề về lương bổng chắc chắn sẽ được đề cập đến khi bạn đã được đánh giá cao trong buổi phỏng vấn.
Chúc các bạn luôn thành công !
Nguyễn Hoàng