Làm thế nào để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn giữa hàng trăm, hàng ngàn hồ sơ xin việc khác là một vấn đề không hề dễ dàng. Để làm được điều này, bạn không những cần giỏi chuyên môn mà còn phải có các kỹ năng xin việc.
Bạn là người đang đi xin việc, bạn luôn mong muốn tìm cho mình một công việc đúng với ngành nghề mình được học, hay tìm một công việc ổn định có thể gắn bó lâu dài mà thu nhập lại đảm bảo, nhưng bạn cứ miệt mài đi xin việc mãi không có được kết quả như mong đợi. Bài viết sau của Working.vn sẽ chia sẻ tới bạn 7 điều cần thiết để giúp bạn xin việc làm hiệu quả thành công. Hãy cùng chúng tôi theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích nhất nhé !
1. Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Khi bạn tìm kiếm cơ hội để xin việc làm trước tiên bạn cần hiểu đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Điều này giúp bạn xác định các cơ hội xin việc làm phù hợp nhất cho bạn, và hiểu được các kỹ năng cần thiết để làm việc có năng suất hơn
Để khám phá những điểm mạnh của bạn, xem xét những câu hỏi sau:
Tiếp theo, hãy nhìn vào điểm yếu của bạn. Để xác định nó, tự hỏi những câu hỏi sau:
Một khi bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu, hãy nghĩ xem liệu bạn có thể biến bất kỳ điều gì thành cơ hội để bạn có thể xin việc đúng sở trường của mình. Bạn có thể làm bằng cách tận dụng những điểm mạnh của bạn, hoặc bằng cách loại bỏ những điểm yếu của bạn để có thể xin việc làm với ngành nghề mình yêu thích để nổ lực phấn đấu cho thành công của sự nghiệp trong tương lai.
2. Xác định các yếu tố quan trọng với bạn
Nó cũng là các yếu tố quan trọng với bạn trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Điều này giúp bạn xác định cơ hội xin việc làm phù hợp với bạn.
Bạn cũng có thể muốn suy nghĩ các yếu tố khách quan trong khi lựa chọn cơ hội ngành nghề để theo đuổi. Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp lựa chọn của bạn xuống trong bước tiếp theo.
Các yếu tố cần xem xét bao gồm:
3. Tìm các cơ hội làm việc thích hợp với những gì bạn nghiên cứu thông qua
Doanh nghiệp/nhà tuyển dụng. Nếu công ty nào quan tâm bạn, hãy nộp resume của bạn hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho họ. Hãy yêu cầu được nói chuyện với giám đốc tuyển dụng hoặc đại diện phòng nhân sự nếu bạn không có tên liên lạc cụ thể.
Mạng lưới mối quan hệ. Hãy hỏi bạn bè, người thân, giáo viên, đồng nghiệp cũ và các mối quan hệ khác mà bạn có, xem họ biết cơ hội việc làm nào hay không. Hãy nói với mọi người rằng bạn đang tìm việc. Càng có nhiều người giúp bạn tìm việc, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội thành công hơn.
Công cụ trực tuyến. Bạn có thể xem các trang web đăng tin tuyển dụng, các trang tập hợp việc làm, trang web và fanpage của các công ty, trang web của báo địa phương.
Các công ty tuyển dụng nhân sự. Bạn có thể làm thử các vị trí tại công ty nào đó bằng cách nhận việc tạm thời. Điều này sẽ giúp bạn thu thập được kinh nghiệm, liên lạc và nguồn tham khảo (references) quý giá. Hơn nữa, nhiều công việc tạm thời có thể trở thành cơ hội việc làm cố định.
Các nguồn từ nhà nước. Hãy liên lạc với văn phòng việc làm tại địa phương của bạn.
4. Làm hồ sơ xin việc
Luôn phải dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần xin việc tại các cơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ.
Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh, (nếu có yêu cầu).
Đơn xin việc phải đánh máy (Ms. word), dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc; tình trạng hiện tại của bản thân; sự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ.
Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ.
5. Gửi hồ sơ xin việc
- Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm.
- Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội.
6. Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau:
- Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận để biết thời gian cụ thể và nên đến trước 30 phút để tránh trễ giờ
- Phải biết mình gặp ai (tên chức vụ của họ).
- Tốt nhất, từ hôm trước nên ghé qua địa chỉ tuyển dụng để hôm sau khỏi phải tìm.
- Quan tâm đến tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở).
- Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước với các bạn.
- Để đối phó với những tình huống không dự kiến, phải bình tĩnh, nhanh nhẹn.
7. Kết thúc phỏng vấn
Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất muốn được tiếp nhận vào làm việc và sẽ chờ thông tin của cơ quan tuyển dụng. Hãy cám ơn người phỏng vấn một cách chân thành, chào vui vẻ và hẹn gặp lại. Vào phút cuối cùng bạn vẫn có thể để lại cho người phỏng vấn một ấn tượng tốt đẹp.
+ Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn.
+ Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: Bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội lần sau.
Chúc bạn thành công !
Hoàng Liên