Muốn xin việc làm thành công các ứng viên hay cố gắng trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm hằng ngày để luôn tự tin hướng về mọi thử thách trong quá trình thành công.
Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường đều suy nghĩ chỉ cần mình có tấm bằng giỏi trong tay thì việc xin việc làm sẽ dễ dàng hơn, nhưng ít ai biết rằng nếu không có kỹ năng, không có kinh nghiệm thì việc xin việc làm cũng khó bội phần. Nhưng đừng lo lắng Working.vn sẽ chỉ cho các bạn 6 lời khuyên quan trọng giúp bạn xin việc thành công nhé.
1. Trước khi xin việc làm bạn cần lựa chọn vị trí công việc bạn mong muốn
Để có thể lựa chọn được vị trí công việc để nộp đơn xin việc làm, ứng viên cần xem xét những yêu cầu của bản thân để có thể lựa chọn những công việc phù hợp với năng lực của chính mình. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn có thể xác định công việc phù hợp:
+ Xem xét lĩnh vực nghề nghiệp. Dù bạn đang tìm việc làm trong một lĩnh vực mới hoặc tìm công việc trong lĩnh vực bạn đã có kinh nghiệm thì việc biết được bản thân muốn gì và không muốn gì sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp.
+ Xem xét kỹ năng của bản thân có phù hợp với vị trí muốn tuyển dụng cụ thể không. Cảm thấy những kỹ năng bạn đang có phù hợp và giúp hoàn thành tốt công việc và giúp bạn thành công trong vị trí công việc muốn ứng tuyển.
+ Xem xét các yêu cầu về lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, điều kiện làm việc và các quyền lợi bạn nhận được khi ứng tuyển vào vị trí này. Hãy thực tế và nhìn nhận một cách đúng đắn.
2. Nghiên cứu kĩ càng về một ngành nghề nhất định
Một khi bạn đã xác định được ngành nghề mình muốn, hãy tìm hiểu mọi thứ về nó mà bạn có thể để bạn có thể tập trung tìm hiểu kĩ càng về công việc mà mình lựa chọn để có thể chuẩn bị tốt cho quá trình xin việc làm. Việc bạn nghiên cứu kĩ càng về công việc cũng như doanh nghiệp ứng tuyển sẽ là điểm khởi đầu quan trọng đối với quá trình xin việc làm của bạn.
3. Chuẩn bị hồ sơ xin việc ngắn gọn, súc tích và tạo ấn tượng
Nội dung của đơn xin việc phải tóm tắt được trình độ học vấn và chuyên môn của ứng viên. Những thông tin này phải dễ thấy đối với các nhà tuyển dụng, và nên chia nhỏ nội dung ra để người đọc dễ nắm bắt thông tin và không gây rối mắt họ. Nội dung của phần này thường là về các bằng cấp liên quan, năng suất làm việc, những kinh nghiệm…
Hồ sơ xin việc của bạn cũng phải thể hiện các thông tin liên quan đến khả năng giao tiếp, kinh nghiệm làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập hoặc các mục tiêu trong nghề nghiệp mà bạn hướng tới… Vì ngoài việc tạo ấn tượng với công ty tuyển dụng về trình độ chuyên môn, bạn cũng phải tạo ấn tượng cho họ về khả năng hòa nhập với công việc và môi trường giao tiếp xung quanh.
Đơn xin việc phải được trình bày ngắn gọn, súc tích đủ các ý, không nên tạo một đơn xin việc dài lê thê hay là quá ngắn ngủn. Nếu như trong quá trình làm việc, bạn có thông tin số liệu gì liên quan đến hiệu quả của các công việc mà mình từng làm thì cũng không nên bỏ qua – đây cũng là một yếu tố nếu có, sẽ mang lại tính thuyết phục cao đối với nhà tuyển dụng.
4. Hoàn thành hồ sơ cơ bản theo yêu cầu của nhà tuyển dụng
Sau khi lựa chọn được công việc cũng như doanh nghiệp ứng tuyển, việc tiếp theo bạn phải làm là chuẩn bị tốt những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh việc hoàn thành hồ sơ, sơ yếu lí lịch hay CV xin việc, bạn nên dành chút thời gian để tìm hiểu về những quy định, văn hóa của phía công ty như giờ giấc, nội quy, văn hóa riêng,…để ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay lần đầu gặp mặt.
5. Chọn một thời điểm “vàng” để nộp đơn
Thường những thành phố lớn thì nhu cầu về việc làm khá dồi dào. Thế nhưng không phải việc nào cũng tốt và không dễ để được làm công việc mình thích. Nếu biết chọn thời điểm “vàng” để nộp đơn xin việc thì cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn.
Thời gian đầu năm (tháng 1, tháng 2): Đây là thời điểm nhân viên cũ nhảy việc nhiều sau khi đã nhận xong lương thưởng tháng 12. Thời điểm tháng 7,8 trong năm cũng là lúc bạn nên nộp đơn xin việc vì giai đoạn đó các công ty đang cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đón dầu dịp Tết nguyên đán.
Bạn có nhanh chóng tìm được việc làm hay không còn phụ thuộc vào ngành nghề bạn ứng tuyển. Chẳng hạn như đối với sinh viên thường sẽ có nhu cầu xin việc làm thêm rất cao những dịp nghỉ hè thì nếu bạn xin ở những thời điểm khác dịp hè thì khả năng được nhận của bạn sẽ dễ hơn một chút.
6. Chờ đợi và theo dõi
Hãy kiểm tra trạng thái đơn đăng ký hoặc Email để đảm bảo được đơn xin việc của bạn đến đúng địa chỉ, đúng người cần nhận. Các vấn đề cần lưu ý:
+ Chú ý đến thời hạn công việc đăng tuyển. Hầu hết các công việc được đăng tuyển trực tuyến sẽ có ngày đăng và hạn cuối nộp đơn.
+ Nếu không có hạn nộp đơn, một nguyên tắc tốt là liên lạc một tuần sau khi nộp đơn.
+ Khi bạn gọi điện hoặc gửi email cho người quản lý tuyển dụng hoặc nhân sự, hãy cố gắng thể hiện sự thận thiện và chuyên nghiệp. Tránh các nhận xét đòi hỏi như “Tôi chưa được liên lạc.” Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi như “Đã có quyết định nào chưa ?” hoặc “Bạn có thể cho tôi biết thêm một chút về khung thời gian tuyển dụng không ?” Hỏi xem bạn có thể liên lạc lại với họ trong một tuần nếu không có từ nào được đưa ra là một cách lịch sự để chủ động.
Trên đây là những lời khuyên hữu ích cho quá trình tìm việc làm thành công như mong muốn. Hi vọng các bạn sẽ tìm được những công việc làm đúng như mong muốn. Chúc bạn thành công !
Ngọc Quyên