Banner TOP 1

6 kỹ năng lắng nghe giúp nhân viên văn phòng đạt hiệu quả nhất

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Kỹ năng lắng nghe giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc của đồng nghiệp và mọi người. Nhân viên văn phòng biết lắng nghe và thấu hiểu cho nhau sẽ góp phần dễ đưa ra các giải pháp thích đáng để tránh các xung đột không đáng có khi đó hiệu suất làm việc sẽ nang cao hơn và công việc sẽ ngày một đạt hiệu quả cao hơn. 

6 kỹ năng lắng nghe giúp nhân viên văn phòng đạt hiệu quả nhất

6 kỹ năng lắng nghe giúp nhân viên văn phòng đạt hiệu quả nhất

Kỹ năng lắng nghe trong công việc của một nhân viên văn phòng cũng như trong môi trường công sở là một kỹ năng rất quan trọng đòi hỏi bạn phải rèn luyện hằng ngày để có thể thích nghi cũng như có một chỗ đứng và một vị trí ổn định trong công việc. Vậy hôm nay chúng ta cùng Working.vn tiếp tục đi tìm hiểu những kỹ năng lắng nghe nhé !

1. Lắng nghe chân thành

Khi cùng nhau trao đổi về công việc thì việc lắng nghe chân thành là một trong những kỹ năng lắng nghe cần thiết nhất bởi nó giúp bạn và đồng nghiệp có thể hợp tác tốt nhất trong công việc văn phòng. Nó còn xây dựng được lòng tin giữa các đồng nghiệp với nhau. Sự tôn trọng, thái độ nghiêm túc giúp cho người đối diện biết rằng bạn đang thật sự lắng nghe. Chính vì vậy, tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời người nói. Hãy đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm cười là dấu hiệu cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú. Đây cũng là cách biểu hiện sự tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để cùng nhau phấn đấu tốt trong công việc.

2. Tập trung, bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết

 

H43-minTập trung, bày tỏ sự tôn trọng với người nói

 

Trong môi trường công việc của nhân viên văn phòng mỗi người đều có những ý kiến riêng của mình nhưng việc tập trung lắng nghe ý kiến của người khác là việc có thể bổ sung những gì còn thiếu sót trong công việc cho nhau, vì vậy bạn hãy tập trung lắng nghe để có thể xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng.

Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình sau đó hãy cùng nhau tổng kết tất cả ý kiến lại và có thể cùng bổ sung và cắt giảm những ưu nhược điểm cho nhau. Điều này sẽ giúp ích cho công việc của mỗi người có thể thuận lợi hơn.

3. Làm chủ được sự im lặng

Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện bạn là người hiểu biết hay làm chủ cuộc trò chuyện, mà bạn cần biết khi nào cần giữ im lặng. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát cảm xúc, mạch tư duy của quá trình giao tiếp mà còn có thêm thời gian thấu hiểu người nói.

4. Tôn trọng quan điểm của người khác

Đây là kỹ năng bạn cần rèn luyện để việc lắng nghe đạt hiệu quả cao nhất. Bạn nên học cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo. Thay vì đặt cái tôi cá nhân lên trên, bạn nên biết lúc nào cần đồng tình, lúc nào cần phản bác, góp ý hay giữ quan điểm trung lập. Điều này sẽ không ai dạy bạn mà chính bạn phải ý thức được sự tôn trọng quan điểm của người khác mà rèn luyện cho bản thân. Tôn trọng người khác cũng chính là để người khác đánh giá cao về bạn. Điều này làm nên nền tảng chung sức, đồng lòng trong môi trường làm việc của nhân viên văn phòng.

5. Kiên nhẫn lắng nghe

 

H35-minLà một nhân viên văn phòng kiên nhẫn lắng nghe

 

Một nhân viên văn phòng nên học tính kiên nhẫn bởi kiên nhẫn đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ năng lắng nghe chúng ta có bao giờ hiểu sâu một vấn đề trong thời gian ngắn chưa ? Vì thế chúng ta cần phải kiên trì để có đủ thời gian để nghe hết những ý kiến những phương án mà đồng nghiệp mình đề ra để từ đó hiểu các phương án của họ hơn, và hiểu được nhau hơn và có thể góp ý cho nhau cùng tiến bộ trong công việc.

6. Đưa ra các ý kiến cá nhân

Kỹ năng lắng nghe tốt không phải là bạn sẽ im lặng suốt cả cuộc hội thoại và nghe đối phương nói. Điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy như đang độc thoại.

Do vậy, bên cạnh việc đặt cậu hỏi bạn cần đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ. Đưa ra ý kiến cá nhân về câu chuyện của đối phương là lời khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe câu chuyện của họ.

Học và trau dồi kỹ năng lắng nghe trong môi trường của nhân viên văn phòng là rất cần thiết. Bởi một nhân viên văn phòng biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn có thêm nhiều đồng nghiệp cùng chí hướng, nhiều khách hàng tiềm năng và lắng nghe sẽ nâng cao giá trị bản thân cho bạn trong mọi môi trường công việc cũng như trong cuộc sống.

Chúc các bạn luôn có những kỹ năng lắng nghe thật tốt để luôn thành công trong công việc văn phòng của mình. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng chúng tôi !

Thế Việt

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 1.256142 s