Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng mềm quan trọng nhất trong công việc của nhân viên kế toán, nó giúp kế toán nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách chính xác để từ đó có những giải pháp và phương án tốt nhất để giải quyết công việc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Dù là trong cuộc sống thường ngày cũng như trong công việc đều có một danh sách các vấn đề cần giải quyết,để làm tốt được một công việc của một kế toán thì việc nắm được những kỹ năng để giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết. Dưới đây là những kỹ năng giải quyết vấn đề cho nhân viên kế toán mà Working.vn muốn gửi tới các bạn.
1. Tìm hiểu về tình huống vấn đề
Trong nghiệp vụ kế toán việc xảy ra vấn đề là việc thường xuyên xảy ra bởi nhân viên kế toán công việc luôn liên quan đến tài chính vì thế việc đầu tiền khi xảy ra vấn đề chúng ta cần tìm hiểu tình huống vấn đề đang xảy ra
- Hãy tìm hiểu những nghiên cứu giải thích tại sao có những quyết định và những giải pháp không thành công.
- Tự nhìn nhận giá trị của việc giải quyết các vấn đề hiện tại bằng việc tập trung vào mục đích thực sự mà tình huống muốn hướng đến.
- Xác định các bên liên quan và quan điểm của họ trong tình huống
- Xác định các công cụ thực hành/các phương pháp và tập trung vào nguyên nhân xảy ra các tình huống thực tế và mối liên hệ hiệu quả của một quyết định hoặc một vấn đề.
2. Phân tích các tình huống vấn đề
Phân tích vấn đề là một bước cần thiết giúp nhân viên kế toán có thể nhanh chóng sớm quyết định được phương án nào mới là tốt nhất. Bạn nên đưa ra các câu hỏi để làm sáng tỏ các kết luận và đánh giá sự tương thích giữa vấn đề và các phương án.
3. Xem xét vấn đề từ mọi góc độ
Đừng chỉ dựa vào 1 quan điểm, định nghĩa để xác định vấn đề. Càng nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau, bạn càng mở rộng cơ hội tìm ra được giải pháp tốt nhất.
4. Đơn giản hóa vấn đề
Phức tạp hóa vấn đề sẽ chỉ khiến bạn rơi vào các tình huống khó khăn hơn, đặc biệt là khi bạn ca thán rằng chỉ có mình mới gặp những tình huống trớ trêu như vậy và mãi loay hoay với những suy nghĩ hỗn độn.
Vì vậy, việc cần làm là bạn nên học cách cố gắng đơn giản hóa tất cả các sự vật và sự việc xung quanh. Luôn bình tĩnh nhìn vào toàn cảnh của vấn đề, hạn chế đào sâu vào các chi tiết vụn vặt nếu không cần thiết để tìm ra những giải pháp thực sự hiệu quả. Hãy hành động nếu điều đó có ích và không làm tổn thương bạn.
5. Thực thi giải pháp
Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.
6. Đánh giá hiệu quả của giải pháp
Đây là bước cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề và mục đích của nó là để chắc chắn vấn đề đã được giải quyết cũng như xây dựng kinh nghiệm cho những vấn đề tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
*** Cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Lĩnh hội sâu sắc về kiến thức về lĩnh vực của dự án: Đây là yếu tố then chốt bởi chỉ khi nghiên cứu và hiểu chính xác nguyên lý vận hành của một vấn đề thì kế toán mới có thể tìm ra những lỗi hệ thống và tìm cách khắc phục chính xác và hiệu quả.
+ Tìm kiếm cơ hội giải quyết vấn đề: Bằng việc đặt bản thân vào trong các tình huống khác nhau sẽ khiến bạn nâng cao khả năng phân tích, phán đoán, đánh giá và xử lý các khía cạnh của vấn đề. Việc tìm kiếm tình nguyện viên hoặc cộng sự vững chuyên môn liên quan giúp bạn dễ dàng tìm chìa khóa cho vấn đề.
+ Thực hành giải quyết vấn đề: Một cuốn sách sưu tập các tình huống thực tế sẽ giúp bạn dễ dàng tham khảo để áp dụng vào các giải pháp của mình.
+ Quan sát cách người khác giải quyết vấn đề: Quan sát là một phương tiện học hỏi hiệu quả bên cạnh những cuốn sách kỹ năng. Nếu có thể, bạn có thể hỏi các đồng nghiệp có chuyên môn hoặc sếp để tham vấn cho giải pháp bạn đã vạch ra.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng người giỏi giải quyết vấn đề là người luôn được coi trọng và đánh giá cao trong bất cứ lĩnh vực đặc biệt là trong nghiệp vụ của một kế toán, Và đôi khi, thành công được định nghĩa là "có khả năng giải quyết vấn đề". Do đó, bạn hãy cố gắng tích lũy và thành thục kỹ năng giải quyết vấn đề để trở thành một kế toán luôn thành công nhé.
Vy Nguyễn