Banner TOP 1

6 điều tuyệt đối không nên làm trước khi đi phỏng vấn

khám phá công ty "thiết kế nội thất tuyệt đẹp "phong cách decor tuyệt vời
cung cấp bạc đạn giá rẻ nhất việt nam
Mới nhất

Trong cuộc phỏng vấn xin việc, ai cũng muốn chứng minh mình là ứng viên xuất sắc nhất bởi nhiều ứng viên họ nghĩ phô trương bản thân sẽ ghi được nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng

6 điều tuyệt đối không nên làm trước khi đi phỏng vấn

6 điều tuyệt đối không nên làm trước khi đi phỏng vấn

Phỏng vấn xin việc làm là một khởi đầu rất quan trọng đối với các ứng viên khi đi xin việc làm bởi nó quyết định bạn có được một công việc như ý hay không ? Trong cuộc phỏng vấn, ai cũng muốn chứng minh mình là ứng viên xuất sắc nhất bởi nhiều ứng viên họ nghĩ phô trương bản thân sẽ ghi được nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Có thể bạn có thể chia sẻ nhiều thứ trong buổi phỏng vấn xin việc nhưng có những điều tuyệt đối bạn không nên nói ra. Bởi nếu nói ra, bạn sẽ có thể bị loại ngay từ vòng phỏng vấn đó.

Dưới đây, Working.vn sẽ chia sẻ tới các bạn những điều không nên làm khi đi phỏng vấn xin việc để các bạn khỏi phải phạm sai lầm và thất bại trong vòng phỏng vấn.

1. Không thừa nhận có khuyết điểm/thiếu sót

Trong cuộc phỏng vấn xin việc nếu bạn trả lời rằng tôi không có bất kỳ điểm yếu nào khi người phỏng vấn hỏi về những nhược điểm của bạn. Ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó. Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc. Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.

2. Không nên hỏi mức lương cho công việc này là bao nhiêu ?

 

H34-minKhông nên hỏi mức lương

 

Nhắc đến vấn đề lương thưởng trong buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên là điều không nên làm. Nó làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn làm việc chỉ vì lương và tiền, thay vì làm vì yêu thích công việc hay môi trường của công ty. Như vậy, câu nói đó sẽ phần nào khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Còn nếu khi nhà tuyển dụng hỏi bạn “Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu ?” thì bạn có thể trả lời cụ thể. Tuy nhiên, bạn cũng nên có cách trả lời khôn khéo như hỏi về công việc của vị trí ứng tuyển trước khi nói mức lương mong muốn, đưa ra một khoảng lương thay vì một con số cụ thể duy nhất, hay tìm hiểu trước về mức lương hiện tại của vị trí ứng tuyển tại doanh nghiệp đó và cả trên thị trường lao động nói chung.

3. Không nói xấu sếp hiện tại

Ngay cả khi bạn đang bực tức về công việc hiện tại, hay công việc trước kia chấm dứt không thoả đáng, bạn có thể muốn xả ra tại cuộc phỏng vấn khi được hỏi tại sao bạn muốn tìm việc mới. Nhưng hãy cẩn thận !

Điều quan trọng là bạn phải tỏ ra ngoại giao một cách tối đa. Dù bạn có buột mồm nói ra một số thứ tiêu cực, hãy tìm một vài điểm tốt để chia sẻ với người phỏng vấn.

4. Không nên nói tôi không muốn làm công việc hiện tại

 

H33-minỨng viên không nên nói tôi không muốn làm công việc hiện tại

 

Trong cuộc phỏng vấn xin việc khi được nhà tuyển dụng hỏi “Vì sao em không tiếp tục làm công việc hiện tại ?”, nhiều ứng viên sẽ trả lời theo kiểu “vì em không còn hứng thú với công việc hiện tại”, “vì công ty trả mức lương thấp”. Tuy nhiên, bạn không nên trả lời như vậy. Cách tốt hơn đó là hãy nói về những điểm đặc biệt của vị trí đang ứng tuyển khiến bạn cảm thấy bị hấp dẫn, và nói thêm về những trải nghiệm ở công việc cũ sẽ là kinh nghiệm phục vụ cho công việc ứng tuyển tốt hơn.

5. Không nên nói tôi không có điểm yếu nào 

Nếu nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu của bạn, tuyệt đối không nên nói là “Tôi không có điểm yếu nào” vì chẳng ai là hoàn hảo cả. Bạn nên chia sẻ những điểm yếu của mình nhưng hãy kèm theo cách để khắc phục và cải thiện nó, đừng chỉ liệt kê không. Làm như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn là một người chịu thay đổi, cầu tiến và muốn hoàn thiện bản thân.

6. Không nên nói quá nhiều

Một nguyên tắc vàng ở đây là đừng bao giờ để câu trả lời của bạn quá dài. Việc nói quá nhiều có thể khiến bạn nói lan man, không tập trung vào chủ đề cốt lõi cần đề cập và điều này có thể làm người phỏng vấn cảm giác bạn không hiểu những điều họ nói. Một số ứng viên cố gắng che giấu sự hồi hộp bằng việc nói nhiều nhưng điều này xem ra lại hữu ích một chút nào. Bạn nên bình tĩnh ngồi xuống và lắng nghe nhà tuyển dụng, sau đó đưa ra những câu trả đúng, đủ, đảm bảo cho người tuyển dụng hiểu đúng ý mà bạn muốn truyền đạt. Nếu nhận thấy thái độ khó hiểu, không hài lòng của nhà tuyển dụng, bạn nên dừng việc nói của mình, không nên tiếp tục kéo dài và bình tĩnh đợi những câu hỏi tiếp theo để thể hiện bản thân.

Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị thật tốt trong buổi phỏng vấn xin việc làm, Để các bạn luôn tự tin trong buổi phỏng vấn xin việc và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao phẩm chất cũng như kỹ năng của bạn. Chúc các bạn luôn thành công.

Hoàng Liên

khám phá công ty thiết kế nội thất tuyệt đẹp phong cách decor tuyệt vời
BẠC ĐẠN CHÍNH HÃNG GIÁ RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
mẫu phòng ngủ tuyệt đẹp
nội thất đỉnh nhất việt nam
nội thất đỉnh nhất việt nam

Tin tiêu điểm

mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
mẫu phòng khách cho giới thượng lưu
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
bật mí bí quyết xây nhà tuyệt đẹp
  • Email
    Hỗ trợ
    Kiến nghị nhanh
    Hỗ trợ
    Đăng review Sản phẩm
Hotline: 
Mrs. Duyên
Phản hồi - Khiếu lại
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Mrs. Duyên
(Phản hồi - Góp ý)
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Nếu cần Phản hồi hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.

Exec time: 1.151135 s