Bạn đang tìm kiếm một công việc phù hợp với trình độ học vấn của mình, bạn mong mỏi xin được một công việc ổn định có mức thu nhập tốt.
Vậy bạn đã đã biết làm sao có thể xin được công việc như ý muốn hay chưa ? Muốn vậy ngay và luôn hãy đúc rút cho mình nhiều kỹ năng cần thiết trước khi đi xin việc dưới đây cùng | Working.vn nhé.
1. Kỹ năng tìm kiếm những công việc phù hợp với năng lực của bạn
Việc tìm kiếm thông tin vô bổ sẽ mất thời gian, do đó không nên đọc những tin tức tuyển dụng không thuộc phạm trù, lĩnh vực của mình. Bạn cần biết cách chọn lọc những tin tuyển dụng và nhận thấy những tin nào thực sự phù hợp.
Vì thế trước tiên bạn cần định hướng chính xác công việc muốn làm sau đó bạn có thể thu tập thông tin việc làm qua các thông tin truyền thông, báo chí, qua internet, qua các trang tìm kiếm việc làm, qua giới thiệu của bạn bè, người thân hay các thông tin qua trung tâm giới thiệu việc làm như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được những công việc phù hợp với năng lực của chính bạn và từ đó bạn có thể lên kế hoạch để xin việc cụ thể hơn
2. Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển thật súc tích và dễ hiểu
- Bạn nên chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, những giấy tờ được viết một cách cẩn thận và gây được sự chú ý đối với nhà tuyển dụng. Một bộ hồ sơ được viết một cách vội vàng, cẩu thả, không được đầu tư nhiều thời gian và công sức hoặc gửi hồ sơ muộn so với hạn nộp sẽ khiến bạn mất đi cơ hội.
- Luôn phải dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần xin việc tại các cơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ.
- Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh, (nếu có yêu cầu).
- Đơn xin việc phải đánh máy cận thận tránh những sai sót về lỗi chính tả, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc; tình trạng hiện tại của bản thân; sự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ.
Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ.
Việc trình bày trình độ học vấn (chuyên môn), kinh nghiệm làm việc (chi tiết nội dung công việc), kỹ năng, bằng cấp và động cơ xin việc một cách súc tích và dễ hiểu rất quan trọng giúp bạn dễ dàng được đánh giá cao hơn trong mắt các nhà tuyển dụng và dễ thành công hơn khi đi xin việc.
3. Gửi hồ sơ xin việc
Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm.
Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội.
4. Tập trả lời trước các câu hỏi phỏng vấn
Trước những buổi thuyết trình, bạn thường chuẩn bị khá kỹ. Vậy tại sao một buổi phỏng vấn quan trọng bạn lại tiếc thời gian để tập trước. Hãy lên mạng và tìm hiểu trước một số câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn, liệt kê những kỹ năng điểm mạnh và kinh nghiệm của bạn có liên quan đến cơ hội nghề nghiệp của mình. Sau đó, bạn cẩn thận soạn thảo lại và đứng trước gương để trả lời lại những câu hỏi này. Như vậy, khi đối mặt với nhà tuyển dụng, bạn sẽ không phải ấp úng, ậm ừ hay trả lời bị thiếu ý.
5. Chuẩn bị trang phục
Đừng đợi đến phút cuối cùng mới chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng vấn. Việc chuẩn bị sớm sẽ giúp bạn không cần phải suy nghĩ về việc mặc gì vào hôm đó nữa, còn nhiều thứ khác quan trọng hơn cần chuẩn bị, đừng khiến cản thân căng thẳng và bối rối hơn. Dù là phỏng vấn cho vị trí nào thì ấn tượng đầu tiên đều rất quan trọng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí mà ứng tuyển để bạn lựa chọn trang phục cho phù hợp. Hãy tạo cho mình cảm giác thật thoải mái, dễ chịu, đừng để nỗi sợ chung của người tìm việc ảnh hưởng tới bạn, hãy luôn là người chủ động, không ngừng học hỏi và thể hiện bản thân mình.
Hi vọng, với những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp các bạn sẽ có kế hoạch trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết để luôn mang lại sự thành công cho quá trình xin việc làm của mình.
Thế Việt