Kế toán quản trị là sự kết hợp giữa các phần hành kế toán và hoạt động quản trị, giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bạn là sinh viên mới ra trường bạn đã am hiểu gì về nghiệp vụ của kế toán quản trị hay chưa ? Hôm nay, hãy cùng | Working.vn tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây nhé !
1. Khái niệm về kế toán quản trị
Kế toán quản trị là sự kết hợp giữa các phần hành kế toán và hoạt động quản trị, giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Theo quan niệm truyền thống, kế toán được ví như người chép sử với đơn thuần ghi nhận lại các giao dịch và lập báo cáo tài chính. Những phẩm chất cần có của người kế toán được liệt kê chủ yếu bao gồm kiến thức chuyên môn, kiến thức tin học để có thể sử dụng các phần mềm kế toán, khả năng ngoại ngữ, Ngoài ra, những phẩm chất về tính cách được đặc biệt chú trọng như sự cẩn thận, tính toán nhanh và chính xác, trung thực
Những phẩm chất đó liệu có đủ trong thời đại mà mọi hoạt động kinh doanh toàn cầu luôn thay đổi, vận hành hết sức năng động đòi hỏi sự năng động linh hoạt của tổ chức và mỗi cá nhân để thích ứng và phát triển. Ngoài kỹ năng chuyên môn, các doanh nghiệp mong đợi người làm kế toán quản trị phải am hiểu hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, về kỳ vọng của đối tác kinh doanh, khách hàng nội bộ, về mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, để trở thành cộng sự tài chính đắc lực của doanh nghiệp.
2. Kỹ năng chuyên môn cần biết
Theo khảo sát mới nhất của hiệp hội kế toán toàn cầu về nhu cầu của doanh nghiệp với các phẩm chất và kỹ năng cần có của kế toán quản trị, và cán bộ tài chính ở mọi cấp độ hoạt động và quản lý trong tổ chức, các phẩm chất và kỹ năng sau được mong đợi nhiều nhất.
2.1 Kỹ năng chuyên môn: Đây là những kỹ năng cơ bản mà các chuyên viên kế toán quản trị, tài chính cần có cho đặc thù công việc và ngành của mình như: Phân tích báo cáo tài chính, kế toán và quản trị chi phí, lập kế hoạch và kiểm soát, lập và phân tích báo cáo báo cáo quản trị, tài chính doanh nghiệp và quản trị nguồn ngân sách, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ, thuế và hệ thống thông tin kế toán…
2.2 Kỹ năng kinh doanh: Nhà quản trị tài chính chuyên nghiệp ngày nay cần thêm kỹ năng kinh doanh để giúp họ có thêm sự nhạy bén và dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường. Các kỹ năng kinh doanh bao gồm lập kế hoạch chiến lược và kiểm soát việc thực hiện chiến lược, phân tích và đánh giá môi trường vĩ mô và các tác động của chúng lên tổ chức, quản trị hệ thống và hoạt động, quản lý các mối quan hệ và quản lý dự án và am hiểu về môi trường luật pháp và tác động lên doanh nghiệp.
2.3 Kỹ năng con người: Chưa từng được biết đến và nhìn nhận đánh giá ở những năm trước đây, kỹ năng con người giờ đây được xem như một trong những kỹ năng hết sức quan trọng và cần thiết giúp cho người làm kế toán quản trị, tài chính phát huy hết năng lực và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.
2.4 Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, thuyết trình: Trong tổ chức được xem như một năng lực cơ bản của kế toán quản trị chuyên nghiệp ngày nay. Để được mọi người tin tưởng và đặt niềm tin, chuyên gia tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán chắc chắn sẽ phải có khả năng diễn đạt tốt. Để lời nói của mình là những lời nói vàng thì khả năng diễn đạt và giao tiếp là không thể thiếu.
2.5 Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo không chỉ dành cho CFO, CFO hay nhà sang lập. Mỗi cá nhân có thể thể hiện năng lực lãnh đạo và thực hiện vai trò lãnh đạo của mình trong nhóm làm việc và tổ chức. Đó là các kỹ năng hướng dẫn và cố vấn đồng nghiệp, dẫn dắt làm tăng hiệu quả hoạt động dần tới mục tiêu, quản trị sự thay đổi và năng lực động viên và truyền cảm hứng.
Trên tất cả các kỹ năng trên, doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của việc tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, tính liêm chính và chuyên nghiệp của các cá nhân bởi đây là đặc điểm nghề hết sức đặc trưng, là nền tảng căn bản để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững của doanh nghiệp và sự nghiệp của mỗi cá nhân.
3. Kế toán quản trị có vai trò thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp ?
Kế toán quản lý: Kế toán quản trị thiết kế và xây dựng khung công việc cho việc quản trị chi phí và tài chính chung của công ty cũng như chuẩn bị và xây dựng các báo cáo cho việc ra quyết định tài chính.
Lập kế hoạch ngắn và dài hạn: Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo các sự kiện kinh tế và kinh doanh trong tương lai, các kế hoạch dài hạn, kế toán quản trị chiến lược, xây dựng chiến lược phát triển chung của công ty.
Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin: Kế toán quản trị xây dựng các báo cáo tài chính ngắn và dài hạn, các báo cáo này sẽ được chuyển tiếp cho các cấp quản lý ở các cấp độ khác nhau giúp họ thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh đúng thời điểm.
Duy trì cấu trúc vốn tối ưu: Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc vối tối ưu cho doanh nghiệp. Kế toán quản trị là người trợ giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quyết định tỷ lệ pha trộn thích hợp giữa nợ và vốn cổ phần, đồng thời tư vấn các phương án huy động vốn với chi phí tối ưu.
Tham gia vào quy trình quản lý: Kế toán quản trị đóng vai trò then chốt trong hoạt động của mọi tổ chức. Người làm kế toán quản trị thực hiện chức năng của nhân viên và cũng có quyền hạn đối với kế toán, nhân viên khác trong văn phòng. Kế toán quản trị cũng là người tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong các nhu cầu rà soát, kiểm tra thông tin. Kế toán quản trị giúp lãnh đạo tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau và báo cáo một cách rõ ràng với ban quản lý và đôi khi với các bên bên ngoài nếu được yêu cầu.
Kiểm soát: Kế toán quản trị quản lý và phân tích các tài khoản, chuẩn bị các báo cáo, ví dụ như chi phí chuẩn, ngân sách, quản lý quỹ, quản lý thanh khoản, đánh giá hoạt động, kiểm soát chi phí.
Hỗ trợ ban giám đốc ra quyết định: Kế toán quản trị cung cấp thông tin cần thiết cho ban giám đốc trong việc đưa ra quyết định ngắn hạn.
Hi vọng đây là một bài viết hữu ích về kỹ năng cần thiết cho một kế toán quản trị. Trang tuyển dụng working.vn luôn đồng hành cùng các bạn, chúc các bạn sẽ sớm thành công.
Ngọc Quyên