Nhân viên bán hàng là lực lượng đem lại doanh thu trực tiếp cho cửa hàng, công ty và doanh nghiệp. Chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng bộ phận nhân viên bán hàng là không thể thiếu.
Ngày nay nhu cầu phỏng vấn xin việc làm bán hàng cũng chiếm tỷ lệ rất cao vì ngành nghề này thường không đòi hỏi bằng cấp, hay kinh nghiệm nhiều. Nhưng để phỏng vấn xin việc làm bán hàng cũng không phải dễ dàng như chúng ta nghĩ. Vậy làm sao để phỏng vấn xin việc làm bán hàng đạt hiệu quả chúng ta cùng Working.vn theo dõi qua một vài kinh nghiệm dưới đây mà chúng tôi tổng hợp lại được nhé !
1. Tìm hiểu thông tin công ty trước khi đến phỏng vấn
Chắc chắn khi làm việc ở bất kỳ công ty nào, dù là ở vị trí bán hàng, hay vị trí gì thì bạn cũng phải biết những thông tin cơ bản về công ty chẳng hạn như: Kinh doanh lĩnh vực gì, địa chỉ ở đâu, quy mô công ty…
Thế nên, khi đến phỏng vấn xin việc làm bán hàng muốn thành công cao trước hết bạn nên tìm hiểu về công ty hoạt động kinh doanh lĩnh vực nào, những sản phẩm họ kinh doanh liệu bạn có nắm chắc được rằng mình có thể đảm nhiệm chức vụ bán hàng những sản phẩm đó tốt hay không ? Nếu bạn nắm được những vấn đề này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao vì bạn có quan tâm đến công ty, và đã tìm hiểu kỹ những sản phẩm mà công ty đang kinh doanh điều này chắc chắn sẽ khiến họ cảm thấy bạn thật sự muốn làm việc cho họ.
2. Tìm ra công ty có khả năng ứng tuyển thành công cao
Khi tìm kiếm một công việc hãy làm sao để đáp ứng được 3 yếu tố sau:
+ Đó là việc mình thích.
+ Đó là việc mình có khả năng làm tốt.
+ Đó là công việc mang lại cho mình thu nhập mong muốn
Cụ thể, khi tìm thấy một thông tin tuyển dụng thú vị, hãy nghiên cứu thật kỹ trang web của công ty và xem lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, các thông cáo báo chí, các hoạt động nổi bật và văn hóa của công ty để cân nhắc sự phù hợp trước khi quyết định ứng tuyển.
Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu rất kỹ mô tả công việc của vị trí đang tuyển dụng để hiểu rõ công việc yêu cầu những gì ?
Sau đó hãy liên kết những mô tả công việc và yêu cầu của công ty với khả năng của bản thân để hình dung liệu bạn có phù hợp hay không ?
Bằng cách này các bạn đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chỉ ứng tuyển vào những công việc hay công ty mình có khả năng thành công cao.
3. Tuỳ chỉnh CV xin việc
Hãy đảm bảo rằng sơ yếu lý lịch của bạn nói rõ mình đang tìm kiếm công việc bán hàng ở lĩnh vực nào thay vì chỉ nói công việc bán hàng chung chung. Ngoài ra, CV cũng nên tập trung vào sự tương thích giữa năng lực, kỹ năng, quan điểm của bạn với công ty. Dù là có kinh nghiệm hay không có kinh nghiệm vì bán hàng thì muốn phỏng vấn việc làm bán hàng thành công bạn cần phải tập trung vào những yếu tố khác để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
4. Thực hành trả lời phỏng vấn xin việc làm bán hàng trước
Lo lắng, hồi hộp là điều không thể tránh khỏi khi tham gia phỏng vấn. Thế nên, trước khi bắt đầu phỏng vấn, bạn nên có sự chuẩn bị từ trước, từ cách trả lời câu hỏi đến phong thái trình bày bởi là một nhân viên bán hàng điều quan trọng đặt lên hàng đầu là phong thái và kỹ năng giao tiếp.
Bạn có thể luyện tập tại nhà cùng với bạn bè hoặc người thân của mình. Điều này vừa giúp bạn có sự chuẩn bị câu trả lời mà còn giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng.
*** Một vài câu hỏi bạn có thể luyện tập trước như:
+ Giới thiệu đôi điều về bản thân bạn ?
+ Tại sao bạn lại chọn công việc bán hàng ?
+ Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi ?
+ Theo bạn, một nhân viên bán hàng cần có những kỹ năng gì ?
+ Bạn đã từng có kinh nghiệm ở vị trí tương đương chưa ?
+ Bạn biết công ty tôi bán sản phẩm gì không ?
5. Luôn tự tin và bình tĩnh trả lời các câu hỏi
Một phong thái tự tin sẽ giúp bạn trả lời tốt những câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Hãy bình tĩnh nêu ra những kinh nghiệm làm việc cũng như những kỹ năng để người phỏng vấn thấy được, bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí công việc này.
*** Lưu ý khi phỏng vấn xin việc làm bán hàng
Mặc dù công việc nhân viên bán hàng thường được cho là một vai trò không yêu cầu cao, phỏng vấn cũng không quá khó vì chủ yếu xoay quanh kỹ năng, khả năng giao tiếp và định hướng kinh doanh chứ không nặng về trình độ, bằng cấp. Tuy nhiên, cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều phải chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau để cuộc phỏng vấn cho vị trí này đạt được kết quả tốt nhất như kỳ vọng.
Về phần ứng viên, bạn nên cố gắng quan sát, tìm hiểu môi trường làm việc qua địa điểm phỏng vấn, cách vận hành và duy trì hoạt động thường ngày tại cửa hàng. Bên cạnh đó, cũng đừng ngại hỏi rõ ràng về ca làm việc, tổng số giờ làm việc mỗi tuần, mức lương bạn nhận được và các khoản phụ cấp, phúc lợi khác (nếu có) như đồng phục hay trợ cấp ăn trưa. Mức thu nhập của nhân viên bán hàng không phải quá cao và thường có những quy định gắt gao về thời gian làm việc nên ứng viên cần quan tâm và lưu ý.
Trong khi đó, ngoài việc chuẩn bị và đặt câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi tình huống một cách khéo léo để đánh giá toàn diện ứng viên, nhà tuyển dụng đặc biệt nên chú ý đến tác phong, thái độ, sự nhanh nhẹn và khéo léo trong giao tiếp cũng như hành động của nhân viên bán hàng tương lai. Những ứng viên sở hữu các ưu điểm về ngoại hình và hoạt bát, nhiệt tình, giao tiếp tốt sẽ tạo nên không khí tích cực cũng như thu hút khách hàng hơn.
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng giúp ứng viên có sự chuẩn bị sẵn sàng nhất cho cuộc phỏng vấn xin việc của mình, đồng thời nhà tuyển dụng có thể có căn cứ để tìm hiểu sâu hơn về ứng viên trước khi ra quyết định xem họ có thực sự phù hợp hay không. Xin việc nhân viên bán hàng có thể không phức tạp nhưng để làm tốt và gắn bó lâu dài thì sẽ cần nhiều nỗ lực từ cả 2 phía.
Hi vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các nhân viên bán hàng có thêm kinh nghiệm cùng sự tự tin chinh phục được con đường bước đến thành công một cách dễ dàng hơn. Chúc các bạn phỏng vấn luôn đạt hiệu quả cao nhất.
Hoài Sa