Muốn vượt qua vòng phỏng vấn và có được công việc mong muốn đòi hỏi các ứng viên phải chinh phục được các nhà tuyển dụng hơn hết là đối với các nhà tuyển dụng khó tính.
Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn hầu hết ứng viên nào cũng cần chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận. Dù vậy nếu gặp một trong những người phỏng vấn bạn hết sức khó tính cũng sẽ khiến bạn lúng túng và nếu không ứng phó được bạn sẽ mất đi cơ hội việc làm mong đợi. Vậy phải làm gì khi bạn gặp phải tình huống người phỏng vấn khó tính ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng | Working.vn nhé !
1. Những dạng tính cách của người phỏng vấn khó tính và cách ứng phó
Những người phỏng vấn khó tính thường được phân chia thành nhiều dạng tính cách khác nhau như:
1. 1 Mẫu người phỏng vấn ít nói
Đây chính là kiểu nhà phỏng vấn ít mở lời trong buổi phỏng vấn bạn. Ngoài những câu hỏi dành cho bạn, họ chỉ luôn giữ một thái độ trịnh trọng, nghiêm nghị khiến cho bạn e ngại. Với những nhà tuyển dụng mang phong thái như vậy, thật dễ hiểu rằng họ đang ngầm đánh giá, xem xét ứng viên của mình. Có vẻ như họ đang chờ đợi ở bạn một điều gì đó.
Ứng phó:
Đừng lo lắng, bởi họ đang muốn bạn làm chủ cuộc phỏng vấn này. Bạn hãy thật khéo léo chủ động đặt ra những câu hỏi, những thắc mắc về công ty. Nhà tuyển dụng dù khó tính đến mấy thì cũng không tiếc những câu trả lời dành cho bạn. Đây cũng là cách để bạn chiếm được cảm tình từ họ dù rằng họ không thể hiện ra bên ngoài cho bạn biết.
Và nếu gặp trường hợp này nhưng bạn cũng là một người ít nói hay không hiểu ý của nhà tuyển dụng mà không đặt câu hỏi để biết thêm thông tin thì chắc chắn buổi phỏng vấn của bạn sẽ kết thúc trong yên lặng. Do đó trước khi tham gia phỏng vấn, ngoài chuẩn bị tâm lý, dự trù câu trả lời cho một số câu hỏi thì bạn cần phải tìm hiểu thông tin liên quan đến công ty, đặc biệt là liên quan đến vị trí ứng tuyển để đề phòng trước mọi trường hợp giúp cho cuộc phỏng vấn của bạn diễn ra suôn sẻ, cơ hội trúng tuyển sẽ đến với bạn cao hơn.
1.2 Mẫu nhà phỏng vấn lạnh lùng
Những nhà phỏng vấn lạnh lùng thường rất khó đoán, họ giữ bộ mặt nghiêm túc trong suốt cuộc phỏng vấn. Những người này cũng làm bạn lo lắng, hồi hộp vì không biết cuộc phỏng vấn sẽ đi đến đâu. Ngoài ra, họ còn tạo áp lực cho bạn vì cứ đẩy cuộc phỏng vấn vào ngõ cụt, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị đánh rớt đấy !
Ứng phó:
Để ứng phó với nhà phỏng vấn này, bạn nên tập trung trả lời các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng một cách bình tĩnh và tự tin.
1.3 Mẫu người phỏng vấn thích đặt câu hỏi
Đây là mẫu người phỏng vấn không thích phỏng vấn theo kiểu đàm thoại qua lại mà tung ra ngay một loạt câu hỏi để bạn trả lời. Bạn đừng trông đợi sẽ nhận được những lời giải thích, hướng dẫn có ích cho mình. Trái lại, hãy chuẩn bị tâm lý đón nhận một “cơn mưa” câu hỏi nhé!
Ứng phó:
Vì luôn trong tư thế tự vệ, chống đỡ nên sau buổi phỏng vấn bạn khó tránh khỏi cảm giác hình như mình đã sai sót điều gì đó. Cách ứng phó tốt nhất là khi nhận ra người phỏng vấn có ý định “quật ngã” bạn với hàng loạt câu hỏi như thế, hãy tập trung trả lời cho tốt, đừng quá ám ảnh với việc người ấy sẽ phản ứng ra sao.
Thỉnh thoảng hãy thử hướng cuộc phỏng vấn về lối đàm thoại xem sao. Tuy nhiên, cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn cố gắng mà chẳng đi đến đâu. Người phỏng vấn muốn nghe bạn ứng đối để biết bạn đối phó ra sao, vì thế bình tĩnh trong hoàn cảnh này là thượng sách.
1.4 Mẫu người tuân thủ quy tắc
Đây là mẫu người phỏng vấn lúc nào cũng bám sát những nguyên tắc, lề lối phỏng vấn với những câu hỏi nhàm chán và thái độ cứng nhắc.
Ứng phó:
Hãy cố gắng chứng tỏ mình là một ứng cử viên hoàn hảo. Bạn có biết khuyết điểm lớn nhất của mình là gì không ? Bạn biết bắt tay đúng cách ? Bạn biết cách ăn mặc đúng điệu ? Tóm lại, hãy áp dụng triệt để mọi điều trong cẩm nang hướng dẫn phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ đạt điểm tối đa.
1.5 Mẫu người thẳng thừng
Đây là mẫu người phỏng vấn không ngại đụng chạm đến cảm xúc của bạn. Người ấy rất trực tính và không thích mất thời gian.
Ứng phó:
Nếu người phỏng vấn bảo với bạn " Ông ta e rằng bạn không đủ khả năng làm việc hoặc ngại bạn không thể hòa đồng với tập thể ". Hãy chứng minh rằng ông ấy đã nghĩ sai về bạn và bạn hoàn toàn thích hợp đối với công việc. Ông ấy không đánh giá cao những người hay ngại ngùng, sợ hãi, vì thế bạn cần thể hiện mình là người cứng rắn, mạnh mẽ ra sao.
2. Những nguyên tắc cần nhớ để chinh phục mọi nhà tuyển dụng dù khó tính đến đâu
2.1 Nắm bắt được mong muốn của nhà tuyển dụng
Bạn có một câu hỏi cần phải trả lời trước khi quyết định nộp hồ sơ xin việc đó là “nhà tuyển dụng mong muốn điều gì ?” nếu trả lời được câu hỏi này thì bạn sẽ dễ dàng tìm được phương pháp thỏa mãn mong muốn của nhà tuyển dụng. Bạn cần xem xét thật kỹ những chi tiết trong thông báo tuyển dụng để tìm ra chìa khóa để mở ổ khóa mong muốn từ phía nhà tuyển dụng.
2.2 Hiểu được bản chất của quá trình tuyển dụng
Điều quan trọng khi bạn đi tìm việc làm là bạn phải hiểu được bản chất của việc tuyển dụng là gì ? Việc tuyển dụng nhân sự cũng giống như việc bạn đầu tư vào một món hàng kinh doanh nào đó. Bản chất của việc đầu tư là sinh ra lợi nhuận. Tuyển dụng cũng vậy, bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng muốn nhân viên của mình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp với số vốn chính là khoản tiền lương hàng tháng. Vậy bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng biết được rằng bạn sẽ tạo ra lợi nhuận cho công ty.
2.3 Khác biệt hóa bản thân
Với các thông tin tuyển dụng từ các công ty lớn thì hàng ngày có tới hàng trăm hồ sơ xin việc gửi về. Nhà tuyển dụng họ chỉ có chưa đầy 1 phút để đánh giá hồ sơ của ứng viên vì vậy bạn phải khác biệt so với những người khác để thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Sẽ có lúc các ứng viên sẽ phải đối mặt với những tình huống khó khăn nhất trong buổi phòng vấn chính vì vậy việc rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp ích rất nhiều không những trong công việc và trong cuộc sống, Hi vọng trong mọi cuộc phỏng vấn ứng viên sẽ luôn xử lý mọi tình huống một cách nhanh nhẹn và khéo léo để ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng và sớm có cơ hội việc làm tốt nhất. Chúc các bạn luôn vững tin và thành công !
Nguyễn Vy