Khi gặp phải trường hợp người phỏng vấn viên trẻ tuổi có thể làm mọi ứng viên lúng túng nhưng cho dù họ là ai thì việc tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng sẽ là cơ hội để giúp ứng viên luôn đạt hiệu quả cao khi phỏng vấn.
Khi ứng viến vừa nhận được lời mời phỏng vấn cho vị trí công việc đang ứng tuyển. Nhưng trong khi nghiên cứu về công ty, ứng viên phát hiện ra rằng người phỏng vấn của mình là một phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn mình.Vậy ứng viên sẽ làm gì khi gặp tình huống này và làm sao để buổi phỏng vấn được diễn ra một cách tốt đẹp ? Hãy cùng | Working.vn học cách ứng phó trong bài viết dưới đây nhé !
1. Ứng viên nên học cách chuyên nghiệp ngay từ khi bắt đầu
Buổi phỏng vấn nào cũng vậy cho dù gặp tình huống phải đối mặt với phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn thì tạo ấn tượng tốt từ ban đầu và sự chuyên nghiệp sẽ là tiền đề nổi trội giúp ứng viên dễ dàng vượt qua mọi rào cản kể cả rào cản về tuổi tác. Chính vì thế để ứng phó khi gặp phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn bạn, bạn cần phải chứng minh được sự chuyên nghiệp ngay từ những giây phút đầu, từ lời chào, cách hỏi han, bắt chuyện và những cử chỉ của bạn. Điều này chứng tỏ với nhà tuyển dụng trẻ tuổi rằng bạn có kỹ năng giao tiếp tốt và một ứng cử viên thật sự chuyên nghiệp
2. Ứng viên nên xoá bỏ định kiến phân biệt tuổi tác
Với những người tìm việc đã có nhiều năm kinh nghiệm, việc gặp phải phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn là điều hết sức bình thường. Thậm chí, những người phỏng vấn bạn có thể chỉ bằng tuổi em, cháu của bạn. Tuy nhiên, đừng bao giờ vì định kiến tuổi tác mà nghi ngờ năng lực và đánh giá thấp họ. Có thể tuổi đời của phỏng vấn viên ít hơn bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp của họ cũng ít hơn. Vậy nên, đừng bao giờ để sự tâm tới khoảng cách tuổi tác bởi tuổi tác không thể nói lên bất kỳ điều gì. Hãy đặt mình vào vị thế của ứng viên tìm việc dù bạn là người lớn tuổi hơn.
3. Ứng viên nên tập trung vào những trải nghiệm có liên quan đến vị trí tuyển dụng
Có thể bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm làm việc, thế nhưng trong quá trình phỏng vấn, bạn nên tập trung vào những trải nghiệm thực sự có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Ngay cả khi, mọi trải nghiệm nghề nghiệp trước đây đều hỗ trợ cho công việc tuyển dụng hiện tại thì bạn cũng nên chọn lựa những kinh nghiệm nổi bật hoặc những kinh nghiệm gần nhất để trình bày với nhà tuyển dụng. Đừng cố chứng minh mình là ứng viên giỏi nhất mà thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc mà họ đang tìm kiếm.
4. Ứng viên nên biết phản hồi và lắng nghe
Gặp phỏng vấn viên trẻ tuổi hơn, thể hiện mình là người biết phản hồi và lắng nghe cũng là điều cực kỳ quan trọng. Bạn lo ngại phỏng vấn viên trẻ tuổi thì nhà tuyển dụng cũng có những băn khoăn riêng khi gặp ứng viên lớn tuổi hơn. Họ lo lắng rằng, liệu những người tìm việc với kinh nghiệm nghề nghiệp dày dặn như vậy có thể hòa hợp với môi trường làm việc của họ hay không ? Liệu những ứng viên lớn tuổi hơn có thể hợp tác với cấp trên và đồng nghiệp trong công ty ? Ứng viên lớn tuổi hơn có biết lắng nghe mọi người không hay chỉ thích làm theo ý mình ? Nhưng băn khoăn đó cũng là hợp lý bởi thông thường, rất khó để thay đổi phong cách làm việc của một người, nhất là khi người đó đã có tuổi nghề lâu.
5. Ứng viên cần nhấn mạnh những kinh nghiệm mà người trẻ chưa có
Bạn được mời đến dự phỏng vấn là có lý do, vì thế hãy chắc rằng bạn đã giới thiệu đầy đủ những điều mình làm rất tốt, bao gồm các kỹ năng mà nhân viên trẻ khác sẽ không thể giỏi bằng. Đó có thể là khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý đội nhóm lớn, kỹ năng ra quyết định đầu tư, hoặc chiến lược phân bổ ngân sách…
Dù là cuộc phỏng vấn nào đi chăng nữa nếu ứng viên có sự chuẩn bị tốt việc phỏng vấn với một nhà tuyển dụng trẻ tuổi hơn cũng sẽ không làm khó được bạn. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn để vượt qua mọi tình huống phỏng vấn hiệu quả nhất.
Hoàng Liên