Cho dù bạn là một nhân viên văn phòng ưu tú, gương mẫu và luôn thận trọng trong mọi việc thì việc phạm phải sai lầm trong công việc là việc không thể tránh khỏi. Điều quan trọng nhất khi bạn phạm phải sai lầm là cần giải quyết tình huống nhanh gọn để có thể giảm thiểu tác hại từ sai lầm bạn gây ra nhất.
Những tình huống phạm phải sai lầm đôi khi khiến một nhân viên văn phòng như bạn có thể cảm thấy rất khó khăn để có thể đương đầu, nhưng nếu biết điềm tĩnh và tìm hiểu về cách giải quyết sớm chúng tôi tin rằng sẽ không khó khăn nào có thể làm khó bạn ? Vậy làm thế nào để nhân viên văn phòng khắc phục sai lầm một cách nhanh nhất ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng | Working.vn nhé !
1. Hãy xem thất bại trong công việc là điều không thể tránh khỏi
Hãy nhận thức rằng sai sót trong công việc là lẽ thường, không ai có thể khẳng định chắc chắn rằng mình chưa bao giờ phạm phải sai lầm trong công việc cả, Áp lực đủ để khiến bất kỳ ai cũng phải rạn nứt, vì vậy đừng lãng phí thời gian để cảm thấy xấu hổ khi mắc sai lầm ở nơi làm việc. Nếu chẳng may có một lần phạm phải sai lầm là một nhân viên văn phòng chuyên nghiệp bạn nên học cách chấp nhận thất bại trong công việc như một phần tất yếu của quy trình giúp bạn bắt đầu vượt qua những cảm giác tiêu cực và hậu quả của những tình huống này.
Nếu bạn đang vật lộn với những sai lầm hoặc thất bại cá nhân, chỉ cần nhớ rằng những sai lầm hoặc thất bại có thể là bài học để chúng ta học hỏi để có thể hoàn thiện bản thân trở nên tốt hơn.
2. Hãy vượt qua tiêu cực liên quan đến thất bại trong công việc
Nếu bạn là một nhân viên văn phòng đã từng thất bại trong công việc, bạn biết rằng cái tôi của bạn có thể bị ảnh hưởng một chút trong những tình huống này. Đó là một sự thật. Nhưng bạn có thể quản lý những thất bại này và những tiêu cực liên quan đến thất bại trong công việc bằng cách giải quyết từng bước 1 nhìn nhận khách quan mọi vấn đề, ngồi suy ngẫm lại về tình huống đã xảy ra và hãy nghĩ mọi chuyện đơn giản bằng những suy nghĩ tích cực hơn bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được năng lượng để giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng hơn.
Điều này sẽ trang bị cho bạn những bài học mà bạn có thể rút ra để cải thiện và trở nên tốt hơn trong lần tiếp theo khi bạn đảm nhận một nhiệm vụ tương tự.
3. Hãy thừa nhận sai lầm của bản thân
Ngay khi phát hiện ra điều gì đó không ổn, hãy báo ngay cho sếp của bạn. Tất nhiên, nếu lỗi mà bạn mắc phải quá nhỏ, không gây ảnh hưởng đến ai khác hoặc nếu bạn có đủ khả năng để sửa chữa nó trước khi bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu tình huống trở nên phức tạp hơn vậy, bạn đừng cố gắng che giấu lỗi lầm của mình làm gì. Khi bạn làm như vậy và bị phát hiện, bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn trong mắt nhiều người. Họ cũng có thể buộc tội bạn vì đã cố tình che dấu vấn đề. Hãy thẳng thắn về lỗi lầm của bản thân để chứng tỏ bạn là một nhân viên văn phòng chuyên nghiệp.
4. Chịu trách nhiệm về bản thân với những điều đã xảy ra
Tất cả chúng ta đều khó chấp nhận lỗi lầm của bản thân và sẽ đổ thừa cho một ai khác. Họ sẽ đổ lỗi cho những người khác trước khi thậm chí dừng lại để xem xét mức độ liên quan của họ đến kết quả. Thông thường, những nhân viên này không được đồng nghiệp ngưỡng mộ lắm về hành vi này mà còn có thể tiến bộ với tốc độ chậm hơn nhiều so với những người sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình và chịu trách nhiệm về chúng.
Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nhận lỗi và thừa nhận sai lầm, đặc biệt là khi hành động của bạn có hậu quả. Nhưng mức độ trách nhiệm đó rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng cá nhân của bạn.
5. Đề xuất giải pháp khắc phục
Là một nhân viên văn phòng chuyên nghiệp bạn sẽ biết đề xuất các biện pháp khắc phục những sai lầm của mình sau khi đã suy nghĩ thấu đáo bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ bạn bè hoặc đồng nghiệp để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Đây là cơ hội tốt để chứng minh bạn là người có khả năng và có thành ý khắc phục sai lầm đã gây ra.
6. Cam kết không tái phạm lỗi sai tương tự
Bạn cần cho sếp thấy một sự chắc chắn bằng lời cam kết trực tiếp. Đa phần con người ta chỉ cần thế là đủ hình thành một niềm tin với người đã có sẵn tín nhiệm.
Không cần viết giấy, không cần thề hứa, chỉ cần là lời thật tâm từ bạn và cho những cộng sự thấy được sự quyết tâm muốn tiến bộ của bạn. Sai sót trong công việc sẽ được xem là bài học kinh nghiệm ngay sau đó.
Đương nhiên bạn sẽ phải cẩn trọng hơn với cam kết của mình, không được phép mắc lại sai lầm đó lần hai.
7. Nếu có thể, hãy sửa sai bằng khoảng thời gian rảnh của chính bạn
Hãy dành thêm thời gian: Đến sớm, về muộn, làm thêm trong giờ nghỉ để sửa chữa lỗi lầm của bạn. Hãy thể hiện cho cấp trên thấy rằng lỗi lầm đó sẽ không làm ảnh hưởng đến các công việc khác cũng như bạn đang cố gắng hết sức để sửa sai nhanh nhất có thể. Tất nhiên, trong trường hợp việc sửa sai là cấp thiết và quan trọng nhất, hãy sử dụng kỹ năng quản lý thời gian, ưu tiên công việc để sắp xếp những điều bạn cần làm trước nhất. Việc này cũng sẽ giúp thể hiện bạn là một con người có quy tắc, biết linh hoạt và có trách nhiệm hơn.
8. Liên tục trau dồi kỹ năng
Đừng bao giờ quên đi bài học giá trị mà bạn nhận ra được sau sai lầm. Hãy lưu giữ nó như một vật báu cho cuộc đời bạn vì có những lúc chúng ta sẽ cần đến nó như chìa khóa của sự thành công. Nhớ đến sai lầm để tránh mắc phải trong tương lai và thêm quý trọng những thành công đạt được.
Thu nạp thêm kiến thức bổ ích về chính những vấn đề mình đã phạm lỗi cũng là một cách sửa chữa sai sót trong công việc. Điều này hoàn toàn có ích cho bạn, giúp cải thiện bản thân và nâng cao khả năng chuyên môn mỗi ngày.
Hầu hết mọi sai lầm đều là do ta thiếu kinh nghiệm hoặc hổng kiến thức. Việc bạn nỗ lực để nâng cấp những trải nghiệm thực tiễn, cũng như cách bạn quyết tâm để không lặp lại sai lầm sẽ khiến cấp trên trọng dụng gấp bội phần.
Học cách coi những sai lầm này là cơ hội cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân của bạn. Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn sẽ thành công trong hành trình cá nhân của mình. Mong rằng các cách được chia sẻ tại bài viết sẽ giúp các bạn nhân viên văn phòng có được lời khuyên bổ ích nhất, giúp bạn dũng cảm đối diện với sai lầm. Để rút ra những kinh nghiệm để có những bước thành công trong tương lai. Chúc các bạn luôn là những nhân viên văn phòng thành công !
Hoàng Ngọc