Việc ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác nghiệp vụ khi làm kế toán, nhất là trong việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kế toán là một ngành nghề cần độ chính chính xác cao, vì vậy đòi hỏi nhân viên kế toán cần phải cần phải ghi nhớ hệ thống các tài khoản kế toán thì mới có khả năng làm tốt các nghiệp vụ trong ngành. Nhưng để có thể ghi nhớ được hết các loại tài khoản kế toán gần như là một điều không tưởng nếu như chúng ta không thường xuyên tiếp xúc và làm việc cùng chúng. Hiểu được vấn đề khó khăn này. Hôm nay | Working.vn xin chia sẻ tới các bạn kế toán 5 cách ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán nhanh chính xác nhất mời các bạn dành chút thời gian tham khảo qua bài viết dưới đây nhé !
Muốn ghi nhớ được tài khoản kế toán chúng ta nên hiểu qua tài khoản kế toán là gì đã nhé.
1. Tài khoản kế toán là gì ?
Tài khoản kế toán là công cụ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Tài khoản kế toán được sử dụng với mục đích phân loại đối tượng kế toán để theo dõi, phản ánh một cách có hệ thống về một đối tượng kế toán.
2. Hệ thống TKKT theo từng quyết định
- Theo quyết định 48/BTC gồm có 51 Tài khoản cấp 1 và 62 tài khoản cấp, 5 tài khoản ngoài bảng
- Theo quyết định 15/BTC gồm có 68 tài khoản cấp 1 và 122 TK cấp 2, 6 tài khoản ngoài bảng.
Trong đó:
Tùy vào yêu cầu quản lý của từng DN mà kế toán thực hiện hạch toán chi tiết đến TK cấp 2 hay TK cấp 3. Có những DN chỉ sử dụng đến TK cấp 1, cấp 2. Tuy nhiên trong những DN sản xuất, xây dựng có thể sử dụng đến các TK cấp 3.
3. Vì sao kế toán viên cần phải ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán ?
Tài khoản kế toán là khởi nguồn của mọi vấn đề về kế toán. Đây là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Để phản ánh được hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì cần một hệ thống tài khoản kế toán. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhân viên kế toán, bạn cần phải nắm vững các nghiệp vụ chuyên môn. Và một trong những nghiệp vụ quan trọng của kế toán viên là hạch toán kế toán. Việc ghi nhớ tài khoản kế toán sẽ giúp nhân viên kế toán thực hiện chính xác và nhanh nhiệm vụ hạch toán kế toán.
4. Các cách giúp bạn ghi nhớ nhanh hệ thống tài khoản kế toán chính xác nhất
Mặc dù hệ thống này có rất nhiều tài khoản nhưng chúng cũng được sắp xếp theo thứ tự và bản chất của từng tài khoản, chỉ cần để ý bạn sẽ ghi nhớ được mà không mất quá nhiều thời gian. Dưới đây là hướng dẫn cách nhớ ghi nhanh hệ thống tài khoản kế toán.
4.1 Làm quen với từng loại tài khoản
Việc đầu tiên các bạn cần quan tâm đó là các bạn học từng loại tài khoản trước, sau đó mới học sang loại tài khoản khác
4.2 Các bạn cần phải nhớ các tài khoản kế toán
TK đầu 1: Từ 111 - 171 - Là loại TK Tài sản ngắn hạn.
Tuy có nhiều tài khoản như vậy nhưng các bạn chỉ cần chú ý cho mình 5 loại TK như sau:
Chú ý:
Kết luận:
4.3 Cách sử dụng tài khoản cho dễ nhớ
- Các tài khoản loại 1, 2, 6 ,8: Khi PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có
- Các tài khoản loại 3, 4, 5, 7: Khi PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có
- Tài khoản có chữ số cuối cùng là 8: TK khác thuộc loại đó
- Các tài khoản có chữ số cuối cùng là 9: Là các tài khoản dự phòng
Riêng 214, 129… và một số tài khoản đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng loại. Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc Nợ, Có, hoặc tài khoản chữ ( T )
4.4 Các nguyên tắc kế toán cơ bản
- Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn
- Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại
- Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – Phát sinh giảm trong kỳ
Tóm lại, bạn nên học thuộc theo từng loại tài khoản kế toán, tránh học cả bảng danh mục một lúc. Một điều quan trọng nữa đó là bạn học đến đâu cố gắng cho ví dụ đến đó để thực hành. Hoặc bạn cũng có thể làm một số ví dụ về định khoản. Điều này giúp bạn liên kết quan hệ đối ứng của các tài khoản kế toán, sẽ giúp bạn nhớ rất lâu.
Trên đây là tất cả toàn bộ nghiệp vụ, kiến thức cơ bản. Giúp các bạn có thể nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất và chính xác nhất. Hi vọng bài viết sẽ bổ sung thêm những kiến thức giúp bạn nắm vững thêm một số nghiệp vụ cơ bản của kế toán. Chúc các bạn thành công !
Nguyễn Hoàng